25/05/2018, 00:40

Vai trò của các phương tiện dạy học

Mỗi một phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học) đều có những vai trò khác nhau như: Minh hoạ cho kiến thức hay lời giảng của giáo viên Nguồn gốc của kiến thức Phương tiện để rèn luyện các kỹ năng thực hành. ...

Mỗi một phương tiện dạy học (đồ dùng dạy học) đều có những vai trò khác nhau như:

  • Minh hoạ cho kiến thức hay lời giảng của giáo viên
  • Nguồn gốc của kiến thức
  • Phương tiện để rèn luyện các kỹ năng thực hành.

Những vai trò này được thể hiện với các cách hay phương pháp tổ chức quan sát khác nhau.

Câu hỏi tình huống

Cùng một phương tiện dạy học cho dù đó là đơn giản, quen thuộc hay là phương tiện hiện đại, đắt tiền đến đâu song tuỳ theo cách sử dụng của giáo viên mà phương tiện dạy học đó có những vai trò khác nhau.Vậy sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học sẽ có vai trò minh họa kiến thức?

Nếu giáo viên vừa giảng giải hay đã giảng giải xong rồi mới sử dụng (chỉ) vào đối tượng quan sát thì đối tượng quan sát đó chỉ có vai trò minh hoạ cho lời giảng của giáo viên hay cho kiến thức học sinh đã lĩnh hội. Ví dụ khi sử dụng bản đồ để dạy về vị trí, giới hạn, hình dáng của nước ta mà GV lại vừa chỉ vào bản đồ vừa nói: "Đây là đất nước Việt Nam của chúng ta. Phần đất liền của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, với biển Đông ở phía đông, với Lào, Căm- pu- chia và vịnh Thái Lan ở phía tây"... Khi đó giáo viên phải trình bày, diễn giải và chỉ lên đối tượng quan sát, còn các em học sinh chỉ có nhiệm vụ vừa nghe vừa nhìn để thu nhận thông tin. Học sinh lúc này sử dụng thính giác để nghe, thị giác để nhìn. Như vậy so với việc không sử dụng các phương tiện trực quan thì các em học sinh có huy động thêm thị giác, nhưng việc lĩnh hội tri thức của học sinh vẫn là thu động. Vì trong trường hợp này học sinh chỉ cần nghe, nhìn và chấp nhận sự điều khiển của giáo viên nên ít phải động não suy nghĩ (thực ra không có gì phải động não). Cho nên cách sử dụng các phương tiện trực quan như vậy vẫn là cách dạy học thụ động, cách dạy tập trung vào giáo viên. Cách sử dụng đối tượng quan sát như thế này chỉ nên dùng khi đối tượng quan sát là cái hoàn toàn mới, học sinh chưa hề có kinh nghiệm gì về nó.

Sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học đó sẽ có vai trò là nguồn gốc của kiến thức?

Nếu GV không truyền đạt để cung cấp kiến thức cho học sinh, mà chỉ trợ giúp phần nào để các em tự phát hiện, tự khám phá kiến thức từ đối tượng quan sát thì khi đó đối tượng quan sát sẽ không phải là phương tiện minh hoạ kiến thức mà là nguồn gốc của tri thức. Vật thật, tranh ảnh, hay mô hình, bản đồ... mỗi phương tiện dạy học đều chứa đựng một lượng thông tin rất lớn. Nguồn thông tin đó được khai thác ít hay nhiều là tuỳ thuộc vào người quan sát nó. Khi cho học sinh quan sát một đối tượng nào đó nếu giáo viên dẫn dắt phù hợp bằng các câu hỏi, thì các em sẽ tích cực suy nghĩ để khai thác thông tin từ đối tượng quan sát đó để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của giáo viên.

Ví dụ: cũng với bản đồ như trên nếu giáo viên không giảng giải mà chỉ đặt các câu hỏi yêu cầu các em học sinh quan sát và trả lời. Chẳng hạn: Các em hã•y tìm cho cô trên bản đồ xem đâu là vị trí của nước ta (nước ta nằm ở đâu?) Phía bắc giáp với nước nào? Phía tây giáp với nước nào? Em có nhận xét gì về hình dạng của nước ta? ... Các em học sinh hoàn toàn có thể trả lời được những câu hỏi như vậy. Khi này giáo viên không cần cung cấp kiến thức cho học sinh mà chỉ bằng hệ thống câu hỏi đ㕠đưa học sinh vào một quá trình học tập tích cực (tích cực suy nghĩ, động n•ão khi quan sát, quan sát một cách tỉ mỉ...) để tìm ra câu trả lời. Những câu trả lời của các em cũng chính là kiến thức của bài học. Như vậy giáo viên đ㕠dẫn dắt học sinh tự phám phá ra kiến thức bài học.

Như vậy với cách sử dụng phương tiện dạy học như nguồn gốc tri thức, các em học sinh được tham gia khám phá ra kiến thức mới, được chủ động nhận thức. Đây là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh.

Sử dụng một phương tiện dạy học như thế nào thì phương tiện dạy học sẽ có vai trò rèn luyện kĩ năng thực hành?

Ta quay lại ví dụ với bản đồ. Sau khi học sinh đ㕠nắm được vị trí, giới hạn, hình dáng của nước Việt Nam ta có thể cho các em: chỉ lại trên bản đồ vị trí, giới hạn của nước ta; tô đậm đường biên giới trên lược đồ khung và điền tên các nước tiếp giáp; hoặc cũng có thể yêu cầu HS trả lời những câu hỏi tiếp theo vừa để củng cố vừa để mở rộng, đào sâu thêm những kiến thức đ㕠học. Chẳng hạn: các em tìm cho cô xem ta giáp với Trung Quốc bởi những tỉnh nào? Hoặc những tỉnh nào của Trung Quốc giáp với nước ta? ...

Với cách sử dụng này các em học sin được thực hành, hoạt động nên đây cũng là phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh.

Bài tập thực hành

Hãy lấy ví dụ về việc sử dụng một phương tiện dạy học nào đó để làm nổi bật từng vai trò nêu trên.

0