Nội dung của công tác tổ chức tiền lương
Nguyên tắc một : Trả lương như nhau cho các lao động như nhau đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng, đảm bảo được tính bình đẳng trong trả lương. Đây là động lực để thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả ...
Nguyên tắc một: Trả lương như nhau cho các lao động như nhau đây là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó đảm bảo được sự công bằng, đảm bảo được tính bình đẳng trong trả lương. Đây là động lực để thúc đẩy người lao động làm việc có hiệu quả hơn.
Nguyên tắc hai: Đảm bảo tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Đây là nguyên tắc cấn thiết vì nó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp, nâng cao đời sống của người lao động và đảm bảo phát triển kinh tế.
Nguyên tắc ba: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng cho người lao động.
Nguyên tắc bốn: Trả lương cho người lao động phải đảm bảo thúc đẩy được quá trình phát triển kinh tế của xã hội thực hiện được quá trình CNH - HĐH của đất nước.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc.
Tổ chức nơi làm việc là tổng thể các biện pháp nhằm trang bị, thiết kế, bố trí nơi làm việc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Phục vụ nơi làm việc là đảm bảo hỗ trợ để quá trình lao động sản xuất được tiến hành bình thường không bị gián đoạn (cung cấp nguyên liệu, dụng cụ lao động, năng lượng, sửa chữa, kiểm tra, vận chuyển kho tàng v.v...).
Điều kiện lao động.
Là tổng thể các yếu tố kinh tế- xã hội, tổ chức kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, dụng cụ, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động lao động của con người trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Phân công và hiệp tác lao động.
Phân công lao động là chia quá trình lao động thành hai giai đoạn, các bước công việc, các nhiệm vụ khác nhau để chuyên môn hoá lao động, công cụ lao động.
Hợp tác lao động là qúa trình kết hợp phối hợp điều hoà điều tiết các hoạt động lao động riêng lẻ trong quá trình lao động để hoàn thành một mục tiêu của doanh nghiệp.
Định mức lao động.
Là công cụ hay cơ sở để tính hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hay hoàn thành một khối lượng công việc nhất định, trong điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định, nó là cơ sở để phân phối của cải vật chất tinh thần của xã hội, là cơ sở để xác định nhu cầu lao động cần thiết, số lượng lao động cần thiết.
Bố trí sử dụng lao động.
Là quá trình sử dụng lao động vào những vị trí phù hợp, đúng người, đúng việc, người lao động đáp ứng được những yêu cầu công việc (cả về trí lực và thể lực) và công việc phù hợp với bản thân người lao động đây là một trong những vấn đề khó khăn trong công tác tổ chức lao động nhưng chỉ có làm tốt nó thì công tác trả lương mới thuận lợi và dễ dàng hơn.
Đánh giá thực hiện công việc.
Là hệ thống chính thức xét duyệt và đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kỳ. Đây là cơ sở để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật và đặc biệt giúp nhà quản lý áp dụng để trả lương công bằng hợp lý.
Quỹ lương.
Quỹ lương là tổng số để trả lương cho ngời lao động do doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Quỹ lương bao gồm:
- Lương cấp bậc ( lương cơ bản hay tiền lương cố định)
- Tiền lương biến đổi bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng và các khoản khác.
Phân loại quỹ lương.
Quỹ lương kế hoạch:
- Lương cấp bậc (lương cơ bản hay tiền lương cố định)
- Tiền lương biến đổi bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng và các khoản khác.
Quỹ lương báo cáo:
- Là tổng số tiền thực tế đã chi trong đó có những khoản không được lập kế hoạch như: Chi cho thiếu sót trong tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hoặc do điều kiện sản xuất không bình thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.
Các phơng pháp xây dựng quỹ lương.
Xác định quỹ lương theo mức tiền lương bình quân số lượng lao động: Là cách xác định tiền lương trong cơ chế cũ dựa vào mức tiền lương bình quân một người lao động và số lượng lao động. Một ưu điểm đơn giản dễ làm nhưng nó mang tính bình quân cao không khuyến khích người lao động.
- Quỹ lương dựa trên mức chi phí lương trên một đơn vị sản phẩm.Tính mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo (MTLCB).
QTLKBC: Quỹ tiền lương kỳ báo cáo
Tổng SLBC: Sản lượng kỳ báo cáo.
Tính mức chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch (MTLKH).
ITLKH: Chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
IWKH: Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch so với kỳ boá cáo.
Tính quỹ tiền lương kế hoạch (QKH).
QKH = MTLKH* SLKH.
SLKH: Là tổng số sản lượng kế hoạch.
- Phương pháp tổng thu trừ tổng chi:
QTL + K = ( C + V + M ) - (C1 + C2 + E ).
QTL+K: quỹ tiền lương cộng các quỹ khác .
C+V+M: Tổng doanh thu của doanh nghiệp .
C1+C2+E: chi phí khấu hao cơ bản, vật tư, nguyên liệu và các khoản phải nộp.
Xác định quỹ tiền lương căn cứ vào đơn giá.
QTL=ĐG*K
* QTL: quỹ tiền lương thực hiện.
* ĐG: Đơn giá.
* K: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh tương ứng với chỉ tiêu giao đơn giá.
- Phương pháp dựa vào định mức lao động và các thông số khác. Theo Nghị định 28/CP của Chính phủ ngày 28/3/1997, Thông tư hướng dẫn 13/LĐTB-XH ngày10/4/1997. Nguyên tắc chung là các sản phẩm dịch vụ nhà nước đều phải có định mức lao động và đơn giá tiền lương. Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động qua định mức của người lao động, đơn giá tiền lương và tiền lương thực hiện của doanh nghiệp.
Xác định quỹ tiền lương năm kế hoạch (tổngVKH) để xây dựng đơn giá tiền lương.
TổngVKH=(LĐB*TLmin*(Hcb+Hpc)+Vtg)*12.
LĐB: lao động định biên.
TLmin: tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp
Hcb,Hpc: Hệ số cấp bậc, hệ số phụ cấp bình quân.
Vtg: quỹ lương bộ phận gián tiếp.
Xác định quỹ lương chung năm kế hoạch .
Với Vpc, Vbs, Vtg lần lượt là quỹ kế hoạch, phụ cấp, bổ sung, thêm giờ.
xác định kế hoạch chỉ tiêu lương cho doanh nghiệp.
Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương.
Có hai bước tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương:
-Xác định nhiệm vụ năm kế hoạch để xây dựng đơn giá, doanh nghiệp có thể chọn các chỉ tiêu như tổng sản phẩm, tổng doanh thu, lợi nhuận…
-Xác định tổng quỹ lương kế hoạch.
-Xây dựng đơn giá (lựa chọn phương pháp).
Các phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương: có 4 phương pháp.
+ Đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm.
Vđg = Vg x Tsp
Vg: tiền lương giờ, theo nghị định 197/CP ngày 31/12/1994.Tsp: mức lao động của đơn vị sản phẩm
+ Đơn giá tính trên doanh thu
Vkh: quỹ lương kế hoạch.
DTkh: là doanh thu kế hoạch.
Trong đó CPkh là chi phí kế hoạch chưa lương
+ Tính trên Tổng doanh thu trừ tổng chi phí
+ Đơn giá tính trên lợi nhuận
LNkh: lợi nhuậnh kế hoạch.
Căn cứ bốn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, cơ cầu tổ chức và đặc đIểm riêng của đơn vị doanh nghiệp tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương theo quy định(thông tư 13/ BLĐTB-XH ngày 10/4/1997). Các doanh nghiệp có các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc thì xây dựng một đơn giá tiền lương tổng hợp, với doanh nghiệp gồm cả thành viên hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc vào hai loại hình sản phẩm dịch vụ là có thể quy đổi được hay không.
Lựa chọn loại hình trả lương hợp lý có tác dụng kích tăng năng xuất lao động, sử dụng thời gian lao động hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, với mục đích phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp trong lĩnh tiền lương mà nhà nước quy định. Về nguyên tắc có hai hình thức chủ yếu đó là: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo thời gian.
Là hình thức trả lương can cứ vào cấp bậc, chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, đối với công nhân lao động bằng máy móc hoặc đối những công việc không thể tiến hành một cách chặt chẽ và chính xác, hay vì tính chất của sản xuất nểu trả công theo sản phẩm thì không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực.
Hình thức trả lương theo thời gian chưa gắn được thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đạt được trong thời gian làm việc.
Tuỳ theo trình độ và đIũu kiện quản lý thời gian lao động hình thức trả lương này có thể theo hai cách: theo thời gan có thưởngvà thời gian đơn giản.
Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản.
Hình thức trả lương trả lương theo thời gian đơn giản là hình thức trả lương trả mà tiền lương nhân được của mỗi công nhân do mức lương cáap bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyếtđịnh.
Hình thức trả lương trả lương này chỉ được áp dụng ở những nơI khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc.
Tiền lương được tính như sau:
Ltt= Lcb x T
Ltt: Tiền lương thực tế người lao động nhận được.
Lcb: là tiền lương cấp bậc được tính theo thời gian.
T: thời gian làm việc.
Có ba loại lương theo thời gian đơn giản.
Lương giờ: tính theo cấp bậc giờ và số giờ làm việc.
Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc.
Lương tháng:tính theo cấp bậc tháng.
Cách trả lương này mang tính bình quân, không khuyến khích, sử dụng hợp lý thời gian, tập trung công suất máy…
Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa hình thức trả lương đơn giản và tiền thưởng khi đạt được các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định.
Hình thức trả lương này chỉ chủ yếu áp dụng với công nhân phụ làm công việc phục vụ. Ngoài ra còn áp dụng ở công nhân chính làm công việc sản xuất, có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, hoặc những công việc phải đảm bảo chất lượng.
Công thức xác định:
Hình thức trả lương không những phản ánh thành thạo của trình độ và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thâm niên công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công tác của mình. Do đó cùng với ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật chế độ trả lương này ngày càng được mở rộng hơn.
Trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm nó làm tăng năng suất của người lao động. Trả lương theo sản phẩm khuyến khích người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ lành nghề, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát huy sáng tạo, nâng cao khả năng làm việc và tăng năng suất lao động.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao tính tự chủ, chủ động trong công việc của người lao động.
Để hình thức trả lương theo sản phẩm thực sự phát huy tác dụng các doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải xây dựng được các định mức lao động có căn cứ khoa học. Đây là điều kiện quan trọng làm cơ sở để tính toán đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tiền lương của doanh nghiệp .
Đảm bảo tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc: nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ giảm tối thiểu thời gian phục vụ cho tổ chức và phục vụ kỹ thuật .
Làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm: kiểm tra nghiệm thu nhằm đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất ra đúng theo chất lượng đã quy định, tránh chạy theo số lượng.
Giáo dục tốt ý thức và trách nhiệm cho người lao động .
Hình thức trả lương trực tiếp theo sản phẩm cá nhân.
Hình thức trả lương trả lương này áp dụng rộng rãi đối với người sản xuất trực tiếp trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất độc lập tương đối có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Tiền lương trong kỳ mà một công nhân được hưởng theo chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính như sau:
L1 = ĐG xQ1
L1: tiền lương thực tế mà công nhân nhận được.
ĐG: đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm.
Q1: số lượng thực tế sảm phẩm hoàn thành.
Đơn giá tiền lương là mức lương để trả cho người lao động khi họ hoàn thành một đơn vị sản phẩm hay công việc.
Đơn giá tiền lương được tính như sau:
Hoặc:
-ĐG = L0 x T
L0: là lương cấp bậc của công nhân trong kỳ
Q: mức sản lượng cuả công nhân trong kỳ
T: mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
Ưu điểm: là khuyến khích công nhân tích cực làm việc để nâng cao năng suất lao động, tăng tiền lương một cách trực tiếp, dễ dàng tính tiền lương trực tiếp trong kỳ.
Nhược điểm: dễ làm cho công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
Hình thức trả lương này được áp dụng cho một nhóm người lao động khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Hình thức trả lương tập thể được áp dụng đối với công việc được nhiều người tham gia.
Hình thức trả lương được tính như sau:
L1 = ĐG x Q1
L1: tiền lương thực tế công nhân nhận được
Q1: Sản lượng thực tế đã hoàn thành
Đơn giá tiền lương được tính như sau:
Nếu tổ hoàn thành một sản phẩm trong kỳ:
ĐG = Lcb x T0 x N
Lcb: tiền lương cấp bậc của công nhân
T0: Mức thời gian của tổ
N: số công nhân trong tổ
Việc chia lương cho từng cá nhân trong tổ rất quan trọng trong hình thức trả lương tập thể. Có hai phương pháp chia lương thường được áp dụng đó là: phương pháp dùng hệ số điều chỉnh và phương pháp dùng hệ số giờ.
*Theo phương pháp dùng hệ số điều chỉnh lương thực tế của công nhân được tính như sau:
Bước một: xác định hệ số điều chỉnh (Hđc)
L1: tiền lương thực tế của tổ nhận được
L0: tiền lương cấp bậc của tố.
Bước hai: tiền lương của từng công nhân nhận được:
L1i = Lcbi x Hđc
Lcbi: lương cấp bậc của công nhân i
*Phương pháp dùng hệ số giờ:
Bước một: quy đổi giờ thực tế của công nhân từng bậc khác nhau về công nhân bậc một theo công thức:
Tqđ = T1 x Hi
Tqđ: số giờ làm việc quy đổi ra công nhân bậc một của công nhân bậc i
-T1: số giờ làm việc của công nhân bậc i
-Hi: Hệ số lương bậc i trong thang lương
Bước hai: tính tiến lương cho một giờ làm việc của công nhân bậc i
Li: tiền lương một giờ của công nhân bậc i tính theo lương thực tế
Li1: tiền lương thực tế cả tổ nhận được
Tiqđ : tổng số giờ bậc i sau khi quy đổi
Bước ba: Tính tiền lương thực tế của từng công nhân nhận được (Li1)
L i 1 = L i x T qđ
Hình thức trả lương sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ để cả tổ làm việc có hiệu quả, khuyến khích cả tổ làm viêc theo mô hình tự quản.
Tuy nhiên hình thức này không khuyến khích tăng năng suất lao động cá nhân.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lương trả lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trà lương cho các lao động làm công việc phục, phụ trợ, phục vụ cho hoạt động của công nhân chính.
Tiền lương thực tế của công nhân phụ, phụ trợ được tính như sau:
L1 = ĐG x Q1
Đg: đơn giá tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ.
L: lương cấp bậc của công nhân phụ, phụ trợ.
M: mức sản lượng của một công nhân chính.
Q1: mức hoàn thành kế hoạch của công nhân chính.
L1: tiền lương thực tế của công nhân phụ.
Ngoài ra, tiền lương thực tế của công hân phụ, phục vụ còn có thể được tinh dựa vao mức năng suất lao động thực tế của công nhân chính:
In: là chỉ số hoàn thành năng suất lao động của công nhân chính.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân phụ, phụ trợ phục vụ tốt hơn cho hoạt động của công nhân chính góp phần nâng cao năng suất lao động.
Nhược điểm: tiền lương của công nhân phụ, phụ trợ phụ thuộc vào kết quả làm việc của công nhân chính, của cả tổ chứ không phụ thuộc vào kết quả làm việc của bản thân họ.
Hình thức trả lương khoán
Hình thức trả lương này được thực hiện khá phổ biến trong ngành nông nghiệp, xây dựng cơ bản hoặc một số ngành khác.
-Tiền lương khoán tính như sau:
Li = ĐGk x Qi
Li: tiền lương thực tế công nhân nhận được.
Đgk: đơn giá khoán cho một sản phẩm hay công việc.
Qi: số lượng sản phẩm hoàn thành.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán làm cho người lao động phát huy sáng kiến tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian lao động, hoàn thành công việc giao khoán.
-Tuy nhiên, hình thức trả lương trả lương này việc xác đinh đơn giá giao khoán phức tạp nhiều khi khó xác định.
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng.
-Là sự kết hợp giữa trả lương theo sản phẩm và có thưởng. Hình thức này gồm:
-Phần trả lương theo đơn giá cố định, số lượng sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
-Phần tiền thưởng được tính dựa vào trình độ hoàn thành và vượt mức kế hoạch cả về số lượng và chất lượng.
-Tiền lương theo sản phẩm thường được tính
-Lth: tiền lương sản phẩm có thưởng.
-L: tiền lương thông thường.
-M: tỉ lệ tiền thưởng.
-H: Tỉ lệ phần trăm hoàn thành vượt mức kế hoạch được tính thưởng.
Ưu điểm: khuyến khích công nhân tích cực làm việc vượt mức kế hoạch.
Nhược điểm: việc phân tích tính toán, xá định các chỉ tiêu tính thưởng không chính xác có thể làm tăng chi phí tiền lương, bội chi tiền lương.
Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến.
Hình thức trả lương này được áp dụng ở “khâu xung yếu” trong sản xuất. Đó là khâu có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất.
Hình thức trả lương này có hai loại đơn giá:
-Đơn giá cố định dùng để trả lương cho sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
Đơn giá luỹ tiến: dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt mức quy định. Đơn giá luỹ tiến là loại đơn giá cố điịnh nhân với tỉ lệ tăng đơn giá tiên lương theo sản phẩm luỹ tiến được tính theo công thức sau:
Llt= Đg x Q1 + ĐG x K x (Q1-Q0)
Llt: tổng tiền lương trả theo sản phẩm luỹ tiến.
Q1: sản lượng sản phẩm thực tế.
Q0: sản lượng đạt mức khởi điểm.
Đg: đơn giá cố định theo sản phẩm.
K: tỉ lệ tăng lên có được trong đơn giá luỹ tiến
-Tỉ lệ tăng đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần tăng chi phí sản xuất gián tiếp cố định và được xác định như sau:
K: tỉ lệ tăng đơn giá hợp lý
Ddc: Tỉ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm.
Ttc: tỉ lệ của số tiền về tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá.
Dl: tỉ trọng của tiền lương công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi vượt mức kế hoạch.
Ưu điểm: làm cho công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: sản phẩm có chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật không cao do chạy theo sản phẩm.
Thang lương
Là bảng xác định quan hệ về tỉ lệ tiền lương giữa các công nhân trong cùng một nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề xác định theo cấp bậc của họ. Những nghề khác nhau sẽ có thang lương tương ứng khác nhau.
Một thang lương bao gồm một số bậc lương và hệ số lương phù hợp với các bậc lương đó. Bậc lương là bậc phân biệt về trình độ lành nghề của công nhân được xắp sếp từ thấp đến cao. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nghề nào đó được trả lương cao hơn lương công nhân bậc một trong nghề là bao nhiêu lần. Bội số của thang lương là số bậc lương cao nhất trong một thang lương và là bội số giữa hệ số bâc lương cao nhất so với hệ số lương bậc thấp nhất (lương tối thiểu).
Mức lương
Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời gian phù hợp với bậc trong thang lương.
Thông thường mức tuyệt đối của mức lương được quy định cho bậc một hay mức lương tối thiểu, các bậc còn lại được tính dựa vào lương bậc một và hệ số lương tương ứng với bậc lương đó:
Si = S1x Ki
Si: là mức lương thứ i
S1: là mức lương bậc một
Ki: là hệ số lương bậc i
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đóphải có sự hiểu biết nhất định về mặt kiến thức lý thuyết và phải làm được những công việc nhất định trong thực hành.
Tiêu chuẩn cấp bấc có ý nghĩa rất quan trọng trong tổ chức lao động và trả lương, trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật mà người lao động được bố trí làm việc theo đúng yêu cầu công việc phù hợp với khả năng lao động.
Có hai phương pháp xác định mức lao động:
Xác định định mức lao động cho đơn vị sản phẩm
Nguyên tắc:
* Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm được tính trên cơ sở xem xét kiểm tra xác định hao phí lao động hợp lý để thực hiện các nguyên công.
* Định mức lao động tổng hợp tính cho đơn vị sản phẩm nào phải tính đúng theo quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm đó, không tính sót, tính trùng các khâu công việc. Không được tính những hao phí làm ra sản phẩm phụ sửa chữa lớn, hiện đại hoá thiết bị và các việc khác
Phương pháp tính.
Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm:
-Mức hao phí lao động của công nhân chính.
-Mức hao phí của lao động phục vụ
-Mức hao phí của lao động quản lý.
Tsp = Tcn + Tpv + Tql = Tsx + Tql
Tsp: mức lao động tổng hợp tính cho đơn vi sản phẩm.
Tsx = Tcn + Tpv: mức lao động sản xuất.
Tcn: mức lao động công nghệ.
Tpv: mức lao động phục vụ.
Tql: mức lao động quản lý.
Đơn vị tính mức lao động tổng hợp là: giờ - người cho đơn vị sản phẩm hiện vật.
Phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp đơn vị sản phẩm có hai cách:
Cách một: Xây dựng định mức lao động từ các thành phần kết cấu theo công thức tổng quát trên.
Tính Tcn: bằng tổng thời gian định mức của những công nhân chính thực hiện các nguyên công theo quy trình công nghệ.
Tính Tpv: Bằng tổng thời gian định mức đối với lao động phụ trợ trong các doanh nghiệp và lao động của các phân xưởng phụ trợ thực hiện các chức năng phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm đó . Tpv có thể tính tỷ lệ % so với Tcn.
Tính Tql:bằng thời gian lao động quản lý doanh nghiệp bao gồm các đối tượng sau:
- Hội đồng quản trị ban kiểm soát.
- Viên chức quản lý doanh nghiệp và bộ điều chỉnh.
- Cán bộ chuyên trách làm công tác đoàn, Đảng.
Tql của các đối tượng trên được tính theo định biên của từng loại đối tượng hoặc tính theo tỉ lệ % so mức lao động sản xuất (Tsx)
Cách hai: xây dựng định mức theo số lao động cần thiết.
Các doanh nghiệp chưa có điều kiện xây dựng định mức theo cách một thì tạm thời xây dựng định mức theo số lao động cần thiết.
Sau khi xác đinh rõ nhiệm vụ sản xuất và phương án sản phẩm cân đối các điều kiện, xác định thông số kỹ thuật và khối lượng từng loại sản phẩm thì phải tiến hành chấn chỉnh và cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động theo các kinh nghiệm tiên tiến đối với từng dây chuyền và toàn bộ doanh nghiệp.
Phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên.
Nguyên tắc.
Khi xác định mức định biên lao động theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh không được tính những lao động làm sản phẩm phụ không thuộc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, lao động sủa chữa lớn và hiện đại hoá thiết bị, sửa chữa lớn nhà xưởng, công trình xây dựng cơ bản, chế tạo, lắp đạt thiết bị và các việc khác.
Phương pháp.
Với cách này không thể xây dựng định mức cho từng đơn vị sản phẩm. áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải xác định số lao động biên hợp lý của từng bộ phận tham gia sản xuất kinh doanh.
Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql
Lđb: Là lao động định biên của doanh nghiệp.
Lyc: Là lao động trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp
Lpv: là lao động định biên phục vụ.
Lbs: là lao động định biên bổ sung
Tính lao động bổ sung:
Trong đó Lyc: được tính theo định biên lao động trực tiếp lao động quản lý của từng bộ phận. Định biên này được xác định trên cơ sở yêu cầu, khối lượng công việc.
Lpv: được tính cho khối lượng công việc phụ trợ, phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Lpv bằng định biên hoặc tỉ lệ % so vơi đinh biên lao động trực tiếp.