24/05/2018, 22:48

Đặc trưng của đầu tư trong nông nghiệp

Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế. Đặc trưng thứ nhất là đầu tư trong lĩnh vực nông ...

Nông nghiệp là một ngành kinh tế dặc thù với những đặc điểm riêng biệt, vì vậy mà đầu tư trong nông nghiệp cũng có những nét đặc trưng riêng, không giống bất cứ một ngành kinh tế nào trong nền kinh tế.

Đặc trưng thứ nhất là đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình thực hiện một công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịu ảnh huởng nhiều của các điều kiện tự nhiên. Điều đặc trưng này là do đặc điểm ngành nông nghiệp chi phối. Đầu tiên, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên chúng ta phải nghiên cứu rất kĩ về các điều kiện của đất , chất lượng và đặc điểm của đất và đặc điểm về địa hình. Bởi vì đất tốt hay xấu ảnh hưởng rất mạnh tới quá trình thực hiện đầu tư và thành quả thu được. Nếu đất tốt thì cây trồng phát triển thuận lợi, có xây dựng hạ tầng cơ sở thì cũng giảm chi phí và ngược lại. Nghiên cứu về đất còn cho chúng ta biết nên trồng loại cây nào, nên nuôi loại động vật gì, để từ đó có kế hoạch sản xuất.Địa hình cũng có ảnh hưởng tới đầu tư, nếu địa hình bằng phẳng thì có thể đầu tư nhiều loại cây trồng, vật nuôi thích hợp cho vùng đồng bằng, đỡ tốn công san lấp và thuận lợi về giao thông do vậy vận chuyển các nông sản mang ra thị trường nhanh và đảm bảo tươi sống. Khi đầu tư dựa vào điều kiện của địa hình để có những chính sách đầu tư phù hợp nhất.

Khí hậu cũng ảnh hưởng tới quá trình đầu tư,khi đầu tư người ta thường phải nghiên cứu rõ điều kiện khí hậu, bởi nó có ảnh hưởng mạnh tới kết quả của sản xuất nông nghiệp hay kết quả đầu tư. Ví dụ như khi tiến hành đầu tư xây dựng hệ thông thuỷ lợi thì thường tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng rất khó và cực kì tốn kém. Hoặc khi ta đầu tư một loại cây lương thực náo đó, chẳng hạn như cây lúa, ta không thể trồng lúa vào mùa đông lạnh ,bởi lúa là cây không thích hợp với điều kiện giá rét , do vậy mà đầu tư không thu được lợi ích tốt. . Do vậy mà khi đầu tư vào nông nghiệp các nhà đầu tư phải nghiên cứu rất kĩ đặc điểm tự nhiên của từng vùng để có thể có những công cuộc đầu tư mang hiệu quả cao hoặc có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu.

Do sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên đầu tư trong nông nghiệp cũng mang tính thời vụ khá rõ rệt. Rất nhiều hoạt động đầu tư trong nông nghiệp phải nghiên cứu thời điểm đầu tư và chọn khu vực điểm điểm đầu tư. Bởi vì, trồng trọt và chăn nuôi không thể tiến hành quanh năm cho nên chọn thời điểm để sản xuất là rất cần thiết.Do vậy khi đầu tư vào một loại đối tượng nào đó thì ta chỉ có thể bắt đầu đầu tư tại một thời gian rõ ràng và cố định trong năm, như trồng cây thì thường phải vào mùa xuân. Tuy nhiên , với trình độ khoa học phát triển chúng ta có thể đầu tư đa dạng và với khoảng thời gian rộng hơn.

Một đặc trưng nổi rõ của đầu tư trong nông nghiệp đó là nó đỏi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn, có độ rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn nhiều so với các ngành , lĩnh vực khác.Cụ thể, khi ta tiến hành đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng( như hệ thống thuỷ lợi ) hay khoa học công nghệ thì lượng vốn đầu tư thất không nhỏ chút nào. Ví dụ như để phát hiện ra một loại giống mới cho sản xuất nông nghiệp thì lượng vốn bỏ ra và số nhà khoa học cần cho nghiên cứu không thua kém để cho một sản phẩm công nghiệp mới ra đời. Hoặc chi phí để xây một hệ thống thuỷ lợi cũng không kém việc xây dựng một nhà máy hay một khách sạn du lịch. Vì vậy mà khi đầu tư , đỏi hỏi các nhà đầu tư phải có những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ.

Đầu tư trong nông nghiệp có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi cho nông nghiệp. Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư trong ngành nông nghiệp một mặt chịu những rủi ro chung của các công cuộc đầu tư mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng cực mạnh của những biến đổi tự nhiên xấu. Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chế những loại rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi. Một thiệt thòi lớn của đầu tư là tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong nông nghiệp rất thấp thường chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10 % , do nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng không cao.Khi đầu tư thời gian thu hồi vốn cũng rất lâu. Còn một số công trình đầu tư trong nông là hoà vốn, thậm chí nhiều công trình không thu đủ số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra.

Tóm lại , hoạt động đầu tư trong nông nghiệp có những nét riêng, chính vì những nét này mà các nhà đầu tư thường không muốn bỏ vốn của mình đầu tư vào ngành nồng nghiệp, hoặc có thì cũng rất ít. Do vậy để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển thì đòi hỏi chính phủ mỗi nước phải có những chính sách khuyến khích , hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư và bản thân nhà nước phải bỏ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở.

Để xem xét thành quả hay mức độ thành công của các công cuộc đầu tư , của một ngành của một tỉnh hay của cả nước ; ngoài chỉ tiêu kết quả đầu tư người ta còn phải sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đầu tư để tính. Ngành nông nghiệp, do có những đặc điểm cũng như do đầu tư trong nông nghiệp có các đặc trưng riêng nên trong nông nghiệp người ta có thể sử dụng những chỉ tiêu hiệu quả sau:

Chỉ tiêu :GO tăng thêm/ Vốn đầu tư và GDP tăng thêm/ Vốn đầu tư

Trong đó :+ GO: giá trị sản xuất

+ GDP : tổng sản phẩm

+ Vốn đầu tư : là số vốn đầu tư của một dự án, của nhiều dự án đầu tư hay của cả một tỉnh, một nước trong một năm hoặc một thời kì nhất định

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu giá trị hàng hoá và dịnh vụ. Chỉ tiêu này, càng cao thì chứng tỏ công cuộc đầu tư càng thành công. Trong các chỉ tiêu tính hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp thì đây là chỉ tiêu dễ tính nhất cũng như đơn giản nhất bởi lẽ các số liệu thu thập về GO ,GDP cũng như về vốn đầu tư là tương đối dễ.

Thời hạn thu hồi vốn đầu tư:

là thời gian mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thu được

Công thức tính:

Trong đó : Wˉ size 12{ { bar {W}}} {}pv là lợi nhuận thu được bình quân một năm hoặc

T

Σ Wipv ≥ Ivo

i=0

Tˉ size 12{ { bar {T}}} {} và T : là thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tháng ,quí ,năm

Thời hạn T thường được tính cho một dự án. Nó phản ánh phần nào mức độ hiệu quả của dự án. Đối với những dự án tương tự nhau thì dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư càng nhỏ càng tốt. Tuy nhiên đối với nhiều dự án của một tỉnh, một giai đoạn thì T rất khó tính, thậm chí là không tính được. Trong nông nghiệp có nhiều dự án khó tính được thời gian T bởi vì đầu tư trong nông nghiệp mang tính xã hội cao, nhiều khi không có lợi nhuận, nên nó không được sử dụng nhiều

Hệ số hoàn vốn nội bộ:

Llà tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính chuyển các khoản thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về mặt bằng thời gian ở hiện tại sẽ làm cho tổng thu cân bằng với tổng chi. Công cuộc đầu tư được coi là có hiệu quả khi :

IRR ≥ IRR định mức

Trong đó IRR định mức có thể là lãi suất đi vay nếu ta phải vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước qui định nếu vốn đầu tư do ngân sách cấp , có thể là tỷ suât lợi nhuận bình quân hoặc là chi phí cơ hội của vốn tự có...

Để tính IRR của một dự án người ta có thể tình bằng nhiều cách khác nhau: như bằng máy tính, bằng phương pháp nội suy, ngoại suy... Chỉ tiêu IRR rất quan trọng trong việc tính hiệu quả dự án đầu tư. Nói chung dự án có IRR càng lớn càng tốt . Trong ngành nông nghiệp, do dặc trưng của đầu tư trong ngành nên các công cuộc đầu tư thường có IRR là tương đối thấp. Đây là công thức có thể tính được nếu công tác thống kê thu thập làm tốt.

Chỉ tiêu số lao động tăng thêm từng năm của dự án.

Số việc làm = Số lao độngSố lao động

tăng thêm thu hút thêm mất việc làm

Số lao động tăng thêm nói lên sự đóng góp của dự án đối với nền kinh tế xã hội. Số lao động tăng thêm nói chung là tương đối dễ tính tuy nhiên trong ngành nông nghiệp, người nông dân dù có thêm hay giảm đầu tư thì họ vẫn phải làm nông nghiệp, nên trong nông nghiệp tính không phải là dễ. Còn số lao động tăng thêm càng nhiều ,dự án đó càng hiệu quả ( nhưng ta còn phải xem xét thêm thu nhập của người lao động tư dự án như thế nào)

Giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm( NVA):

Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô của đầu tư. NVA là mức chênh lệnh giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.

Công thức tính: NVA = O - (MI + Iv)

Trong đó : - NVA là giá trị sản phẩm thuần tuý tăng thêm do đầu tư đem lại

  • O : là giá trị đầu ra của công cuộc đầu tư ( doanh thu)
  • MI: là giá trị đầu vào của vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây( năng lượng, nhiên liệu, giao thông ...)
  • Iv: vốn đầu tư hoặc khấu hao

Trong ngành nông nghiệp ,chỉ tiêu này rất phù hợp bởi nhiều dự án nông nghiệp mang tính lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận. Nếu tính theo chỉ tiêu này thì mức lợi ích của đầu tư trong nông nghiệp là tương đối cao. Tuy nhiên, đây lại là chỉ tiêu rất khó tính được chính xác. NVA còn có thể tính cho từng năm hoặc tính cho nhiều dự án trong một thời kì nhất định

Chỉ tiêu GO/GDP

Trong đó: GO giá trị sản xuất của

: GDP = GO - chi phí trung gian

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của vốn đầu tư, nói trung nó có giá trị càng gần 1 càng tốt. Nếu gần 1, tức sẽ giảm tối thiểu các chi phi trung gian không cần thiêt, những kết quả thu được từ đầu tư chính là sự gia tăng giá trị cho xã hội

Chỉ tiêu công bằng xã hội

Chỉ tiêu này xem xét mức độ bình đẳng của người dân trong xã hội, mức độ phân phối thu nhập từ công cuộc đầu tư...

Trên đây là một vài chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh hiệu quả đầu tư trong nông nghiệp. Muốn tính hiệu quả đầu tư chính xác ta nên kết hợp chúng với nhau .

0