28/05/2017, 20:12

Đặc sắc của câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đề bài: Đặc sắc của câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Bài làm Đã từ lâu con người hiện diện trên trái đất này, khi họ biết nghĩ thì tình yêu thương xuất hiện. Mỗi một việc làm tốt khi người khác mang lại cho mình thì bản thân người được giúp đỡ cần phải biết ơn người giúp mình đó ...

Đề bài: Đặc sắc của câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Bài làm Đã từ lâu con người hiện diện trên trái đất này, khi họ biết nghĩ thì tình yêu thương xuất hiện. Mỗi một việc làm tốt khi người khác mang lại cho mình thì bản thân người được giúp đỡ cần phải biết ơn người giúp mình đó là một lẽ đương nhiên. Ông cha ta thật thâm thúy khi đúc kết bài học này trong câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để nhắc nhớ con người phải biết ...

Đề bài:  Đặc sắc của câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

Bài làm      

 Đã từ lâu con người hiện diện trên trái đất này, khi họ biết nghĩ thì tình yêu thương xuất hiện. Mỗi một việc làm tốt khi người khác mang lại cho mình thì bản thân người được giúp đỡ cần phải biết ơn người giúp mình đó là một lẽ đương nhiên. Ông cha ta thật thâm thúy khi đúc kết bài học này trong câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để nhắc nhớ con người phải biết ơn những người đã giúp mình.

         Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng hàm ẩn biết bao ý nghĩa sâu sắc. “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” lấy những hình ảnh quen thuộc đời thường là “ăn quả” là “trồng cây”. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nghĩa đen là khi ta ăn được trái chín thơm, căng mọng, mát lành ta phải nhớ người trồng ra cây đó để cho ta ăn quả.      Còn nghĩa hàm ngôn của câu tục ngữ là khi ta đạt được những thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó.

         Trong cuộc sống không ai là không mang ơn của người khác, dù ít hay nhiều. Ngay từ khi chúng ta sinh ra đã là một sự chịu ơn lớn lao. Chúng ta có mặt trên Trái đất này không phải là ngẫu nhiên, hay tự nhiên là tạo hóa mang lại. Mà đó là tình yêu thương của ba mẹ, là sự khó nhọc 9 tháng 10 ngày của mẹ, là những giọt mồ hôi của cha vất vả kiếm tiền nuôi ta từng bữa. Công lao của bố mẹ được ví như trời biển:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chay ra”

Vậy bạn hãy tự hào khi bạn được sinh ra trên thế giới này là một sự may mắn và phải biết ơn người đã cho bạn cuộc sống này.

       Khi lớn lên chút nữa ta được học những điều hay lẽ phải, học tri thức văn hóa của nhân loại, giúp cho bản thân có kiến thức để sống chung với xã hội văn minh. Đó là công lao của những người thầy. Người chèo đò đưa học trò cập bến tri thức, học cần mẫn đưa nhũng con chữ đến với học sinh, mong cho học sinh của mình thoát khỏi mù chữ, biết đạo lý làm người. Thật đáng trân trọng, chính vì vậy mỗi ai trong chúng ta đều phải biết ơn.

suy-nghi-ve-cau-tuc-ngu-an-qua-nho-ke-trong-cay

        Những năm tháng chiến tranh hãi hùng, là cảnh chết chóc, là máu đạn,…đã đi qua thay vào đó là cuộc sống hòa bình. Nhưng không ít các bạn trẻ hiện nay vẫn nghĩ và nhầm tưởng rằng đó là lẽ tượng nhiên, là khí trời mà các bạn đáng được hưởng. Các bạn đâu biết cái các bạn nghĩ nó là “khí trời” đó được đánh đổi bằng xương bằng thịt của lớp lớp thế hệ cha ông ta. Họ đã ngã xuống cho màu cờ thêm đỏ, cho màu trời thêm xanh. Vì vậy nên thế hệ trẻ hôm nay, và cả những người còn đang sống trong cuộc sống hòa bình hôm nay hãy “nhớ kẻ trồng cây”. Còn có rất nhiều những thành quả mà chúng ta được hưởng dễ dàng mà người tạo ra thành quả đó lại phải bỏ biết bao công sức có khi là máu thịt của mình. Vì vậy bạn hãy trân trọng và biết ơn những người có công tạo ra những thành quả đó.

       Cuộc sống luôn có những điều may mắn, kì diệu nhưng không phải lúc nào may mắn và kì diệu đó cũng đến ngẫu nhiên nếu không có ai tạo ra nó. Chúng ta sống trong cuộc sống cần phải có lòng thương người, biết ơn,…vì đó đều là những đức tính tốt đẹp giúp cho “người gần người hơn”. Hãy biết ơn bằng hành động bởi những thành quả ta được hưởng là có thật và hiện hữu, chứ đừng cảm tạ trong lòng rồi để đó. Với cha mẹ- người có công sinh thành và nuôi dưỡng ta lên người thì ngay từ bây giờ hãy “nhớ người trồng cây” bằng cách giúp đỡ và yêu thương họ. Những hành động nhỏ như giúp mẹ dọn nấu bữa cơm, đợi ba đi làm về cùng ăn cũng đủ ấm lòng cha mẹ. Là sự cố gắng chăm ngoan học hành của bạn. Tiếp thu, lĩnh hội kiến thức không chỉ cho bản thân mà còn làm ấm lòng cha mẹ, người thầy dạy dỗ bạn lên người. Khi xã hội ngày càng phát triển, khi mà công nghiệp hóa hiện đại hóa đi tới mức cao thì đời sống con người không ngừng được cải thiện. Bên cạnh mặt tốt đó thì những giá trị đạo đức, nhân cách, truyền thống văn hóa của dân tộc cũng sẽ mai một đi. Vì vậy hãy biết rèn luyện, cố gắng vươn lên học hỏi và giữ cho mình những đức tính cần phải có là sự biết ơn, yêu thương, chung thủy,…để thấy được cuộc sống này thật đáng sống.

           Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao bài học sâu sắc. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vẫn mãi là một trong nhưng câu tục ngữ về lòng biết ơn đến với những người đã giúp đỡ mình, dù trực tiếp hay gián tiếp cũng đều đáng được chúng ta nhắc nhớ. Hãy biết quý trọng và yêu thương những người xung quanh mình bởi “người với người sống để yêu nhau”.

 

TU KHOA TIM KIEM:

DAC SAC CUA CAU TUC NGU

CAU TUC NGU NOI VE LONG BIET ON

AN QUA NHO KE TRONG CAY

0