Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương
Soan bai Vinh khoa thi huong – Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương. Câu 1: Hai câu thơ đầu bài thơ có gì khác thường? + Quy luật thi cử là cứ ba năm một lần, nhưng ở ngay hai câu thơ đầu, sự khác biệt đó đã được thể hiện rõ nét trong từng ngôn ngữ, từng hình ảnh và cách ...
Soan bai Vinh khoa thi huong – Đề bài: Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương. Câu 1: Hai câu thơ đầu bài thơ có gì khác thường? + Quy luật thi cử là cứ ba năm một lần, nhưng ở ngay hai câu thơ đầu, sự khác biệt đó đã được thể hiện rõ nét trong từng ngôn ngữ, từng hình ảnh và cách dùng từ đặc sắc, từ lẫn ở trong tác phẩm đã thể hiện sự khác thường với những kì thi khác của tác giả. + Từ lẫn ở đây đã biểu hiện một trạng thái không nghiêm túc, có sự ...
– Đề bài: .
Câu 1: Hai câu thơ đầu bài thơ có gì khác thường?
+ Quy luật thi cử là cứ ba năm một lần, nhưng ở ngay hai câu thơ đầu, sự khác biệt đó đã được thể hiện rõ nét trong từng ngôn ngữ, từng hình ảnh và cách dùng từ đặc sắc, từ lẫn ở trong tác phẩm đã thể hiện sự khác thường với những kì thi khác của tác giả.
+ Từ lẫn ở đây đã biểu hiện một trạng thái không nghiêm túc, có sự xáo trộn giữa các nhân vật trong tác phẩm, những hình ảnh đó đã được biểu hiện sâu sắc, nói về tính chất không trung thực của cuộc thi.
Câu 2: Hình ảnh sĩ tử và quan trường thể hiện trong tác phẩm?
Những câu thơ tiếp theo thể hình ảnh sĩ tử và quan trường:
+ Sĩ tử vai đeo lọ, quan trường miệng thét loa.
Hình ảnh đó thể hiện sự lôi thôi, lọ mọ, các sĩ tử đi thi nhưng lại mang trong mình hình ảnh lôi thôi, lếch thếch, những hình ảnh đó thể hiện tâm thế đi thi đã không mang vẻ lịch sự, tao nhã, sự lôi thôi lếch nhếch, nhốn nháo và tất cả những điểm đó đã mất đi cảnh nghiêm túc của một kì thi, ở đó ban tổ chức đã thể hiện vẻ chú ý bởi không nghiêm túc.
+ Quan trường thể hiện nơi có quyền uy, nghiêm túc, của kì thi, nhưng ở trong đoạn thơ này quan trường này lại miệng thét loa, sự không nghiêm túc ở trốn quan trường đã thể hiện sự mất nghiêm túc ở nơi thi thố đáng ra đáng được trân trọng, cần nghiêm túc và mang vẻ uy nghiêm.
-> Cách thi cử lúc bấy giờ thể hiện sự bất nghiêm túc, không uy nghiêm, không trang nhã, nó thể hiện một cách nhốn nháo, náo loạn trước khung cảnh của xã hội, cảnh thi mang vẻ hỗn độn, bất nghiêm túc.
Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biến, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5 và 6.
+ Quan sứ là hình ảnh mang vẻ uy nghiêm, khi có mặt tại cuộc thi nó tăng lên mức dộ uy nghiêm, nhưng ở đây cách dùng đối lập thể hiện tiếng cười châm biếm trong cách thể hiện số phận của những sĩ tử đi thi.
+ Mức độ đó thể hiện sự chua sót, đáng phê phán của cảnh quan trường. Những hình ảnh đó thể hiện sự phê phán, ngay từ cách tổ chức thi cử, những nhân vật tham gia kì thi, tất cả mọi thứ đều thể hiện cái tính chất hỗn độn, không nghiêm túc, đáng phê phán.
=> Những câu thơ trên đã vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ.Nó thể hiện sự hỗn độn của xã hội lúc bấy giờ, tất cả những hình ảnh đó đều thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.
Câu 4: Phân tích tâm trạng và thái độ của tác giả trước trường thi.
+ Trước hình ảnh trường thi hỗn độn, tác giả đã thể hiện nỗi đau xót, tâm tư và đáng cười đối với quy trình và hình ảnh của quy trình thi.
+ Chính trong những hình ảnh đó tác giả đã thể hiện sự đau xót, chua xót trước hiện thực đất nước. Nỗi đau xót đó thể hiện sự sa sút của cả một dân tộc.
+ Tiếng cười châm biến thể hiện sâu sắc, qua hình ảnh của các sĩ tử, quan trường và hình ảnh của quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm đả kích được thể hiện trong các câu thơ.
+ Hình ảnh trong trường thi đã thể hiện được tâm sự, mang trong mình những nỗi tương tư và tất cả những hình ảnh đó thể hiện một xã hội đang đầy dẫy những bất công, những vấn đề cần phải giải quyết.
Ý nghĩa của hai câu thơ cuối: Tác giả đang kêu gọi những người hiền tài của đất nước, nên chú ý và giải quyết những vấn đề của đất nước, cần ngoảnh trông và có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc.