28/05/2017, 20:12

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) III.Quan Hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. IV.Luyện Tập. Câu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực". Nhưng trong câu thơ của Nguyễn Du từ nách ...

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) III.Quan Hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân. IV.Luyện Tập. Câu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực". Nhưng trong câu thơ của Nguyễn Du từ nách lại mang nghĩa như sau: “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng”. Từ nách là từ để diễn tả đặc tính của sự vật, đây là hình ảnh hai bức tường ghép nối ...


III.Quan Hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
IV.Luyện Tập.
Câu 1:
Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực". Nhưng trong câu thơ của Nguyễn Du từ nách lại mang nghĩa như sau: “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng”.
Từ nách là từ để diễn tả đặc tính của sự vật, đây là hình ảnh hai bức tường ghép nối với nhau, đây là mép của hai góc tường.Ở đây có sự chuyển nghĩa sâu sắc, từ nách chỉ bộ phận của con người, để diễn từ nách tường, đặc tính của sự vật.


Câu 2: Từ Xuân được dùng theo sự sáng tạo của tác giả như sau:
+ Từ xuân ở đây là một danh từ, có thể nói về sự trẻ trung, tuổi xuân, mùa xuân của đất trời, nó có rất nhiều nghĩa, nhưng chung quy nghĩa gốc của nó mang nghĩa chỉ sự khởi đầu, sự tươi trẻ, ngập tràn sự sống.
+ Từ xuân của tác giả được dùng trong các nghĩa rất phong phú:
Câu 1: Từ xuân: chỉ mùa xuân của đất trời “ ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”.
Câu 2: Cành xuân ở đây chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ, vẻ đẹp đó mang lại cho người đọc những tình cảm yêu thương, trước vẻ đẹp của người thiếu nữa.
Câu 3 từ bầu xuân, thể hiện tình bạn gắn bó thân thiết.
Câu 4 Chỉ mùa xuân của đất trời.

soan bai tu ngon ngu chung den loi noi ca nhan


Câu 3:  Cũng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã sáng tạo và sử dụng như thế nào?
a.    Từ mặt trời ở đây là chỉ mặt trời của thiên nhiên ( mang nghĩa gốc).
b.    Từ mặt trời chỉ mặt trời của chân lý, của lý tưởng.
c.    Mặt trời trong câu c chỉ đứa con tinh thần của người mẹ.


Câu 4: Trong những câu sau, từ được tạo nên từ trong thời gian gần đây
a.    . Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt: Ở đây nó được tạo ra giống với từ muộn màng.
– Dựa vào thanh điệu (thanh huyền), từu mọn mằn ở đây chỉ những từ nhỏ bé.
b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt, ở đây chỉ sự giỏi giang tháo vác của người con gái
c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt. Từ này là từ mượn trong từ điển Việt Nam.

 

0