Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là hao phí về lao động sống, trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phụ thuộc hai yếu tố : + Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất định. + Giá cả ...
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là hao phí về lao động sống, trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phụ thuộc hai yếu tố :
+ Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã chi ra trong một thời kỳ nhất định.
+ Giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hoa trong quá trình sản xuất và tiền lương công nhân.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này các chi phí sản xuất có chung nội dung kinh tế được xếp vào một ngày yếu tố chi phí, không phân biệt mục đích, công dụng của chi phí đó. Trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành các yếu tố chi phí sau :
- Chi phí nguyên vật liệu : Gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Chi phí nhân công : Tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý sản xuất ở đội, xưởng sản xuất doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hoa TSCĐ : Bao gồm khấu hao máy thi công, nhà xưởng máy móc, thiết bị quản lý ...
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Như tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước ... hoạt động sản xuất ngoài 4 yếu tố chi phí đã kể trên.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chất kinh tế giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí chi ra trong quá trình sản xuất lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán.
Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mục đích, công dụng của chi phí.
Theo các phân loại này, những chi phí có cùng mục đích và công dụng được xếp vào khoản mục chi phí. Toàn bộ chi phí xây lắp được chia thành các khoản mục sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,vật liệu sử dụng luân chuyển cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp (phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm) của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp.
- Chi phí máy thi công : Là chi phí khi sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp hoạt động xây lắp công trình gồm : Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, động lực, tiền lương của công nhân điều khiển máy và chi phí khác.
- Chi phí sản xuất chung : Gồm tiền lương của nhân viên quản lý đội ; các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, công nhân trực tiếp sản xuất công nhân sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý đội, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ.
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán. Bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công trình, hạng mục công trình xây lắp là khâu công việc không thể thiếu.
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành hai loại:
- Chi phí trực tiếp : Là các chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chịu chi phí (từng loại sản phẩm được sản xuất, từng công việc được thực hiện ...). Các chi phí này được kế toán căn cứ trực tiếp vào các chứng từ phản ánh chúng để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan.
- Chi phí gián tiếp : Là những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, chúng cần được tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách hợp lý.
Giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hệ thống chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Các loại giá thành sản phẩm
* Giá thành dự toán (Zdt) : Là toàn bộ chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng công tác xây lắp. Giá thành dự toán xây lắp được xác định trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp theo thiết kế đượ duyệt, các định mức dự toán, đơn giá XDCB chi tiết hiện hành và các chính sách chế độ có liên quan của Nhà nước.
* Giá thành kế hoạch (Zkh) : Là loại giá thành được xác định trên cơ sở các định mức của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện cụ thể ở một tổ chức xây lắp, một công trình trong một thời kỳ kế hoạch nhất định.
Công thức xác định :
Giá thành kế hoạch của CT, HMCT | = | Giá thành dự toáncủa CT, HMCT | - | Mức hạ giá thành kế hoạch |
* Giá thành thực tế (Ztt): Là loại giá thành được tính toán dựa theo các chi phí thực tế phát sinh mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện khối lượng công tác xây lắp được xác định theo số liệu của kế toán cung cấp. Giá thành thực tế không chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong định mức mà còn bao gồm cả những chi phí thực tế phát sinh như : Mất mát, hao hụt vật tư, thiệt hại về phá đi làm lại...
Ngoài ra, trên thực tế để đáp ứng yêu cầu về quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, trong các doanh nghiệp xây lắp giá thành còn được theo dõi trên hai chỉ tiêu : Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn chỉnh và giá thành của công ty xây lắp hoàn thành quy ước.
Để tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành ở doanh nghiệp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau :
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện thực hiệnc ủa doanh nghiệp.
- Vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ) mà doanh nghiệp lựa chọn.
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định, theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành.
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành của doanh nghiệp theo từng công trình, từng loại sản phẩm xây lắp, chỉ ra khả năng và biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý, hiệu quả.
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng CT, HMCT, kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất và giá thành xây lắp, cung cấp chính xác, nhanh chóng thông tin về chi phí sản xuất, giá thành phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.