24/05/2018, 15:38

Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiệt xuất

Vị trí của tác phẩm - Kết tinh thành tựu văn chương chính luận của các thế kỉ trước, - Đạt tới đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu” trong loại hình văn chính luận Việt Nam thời trung đại. - Tập văn ...

Vị trí của tác phẩm

- Kết tinh thành tựu văn chương chính luận của các thế kỉ trước,

- Đạt tới đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu” trong loại hình văn chính luận Việt Nam thời trung đại.

- Tập văn chiến đấu “có sức mạnh của mười vạn quân” (Bùi Huy Bích).

Giá trị nội dung

Lập trường chủ đạo: lập trường nhân nghĩa, yêu nước

- Thế đứng chính nghĩa, cao hơn hẳn kẻ thù, tạo nên một sức mạnh áp đảo luận chiến.

- Sự kết hợp tài tình tư tưởng nhân giả vô địch của Nho giáo với sức mạnh của lòng yêu nước.

- Thể hiện truyền thống yêu nươc, truyền thống nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

- Phân loại đối tượng, xác định mục đích và vận dụng bút pháp thích hợp

+ Viết cho loại hung hăng, hiếu chiến, "hữu dũng vô mưu" như Phương Chính, các bức thư thường ít nhằm thuyết phục mà nhằm khiêu khích để lôi chúng vào cái "thòng lọng" trận địa của ta mà tiêu diệt. Vì vậy cách xưng hô rất coi thường, lời văn mang tính đả kích, khiêu khích.

+ Đối với loại có học thức, lại giữ vai trò quan trọng như Tổng binh Vương Thông thì mục đích là nhằm thuyết phục. Vì vậy cách xưng hô tỏ ra tôn trọng, thường trích dẫn nhiều sách vở, kinh điển Nho gia, thường dùng lí lẽ của đối phương đập lại luận điệu của đối phương làm cho đối phương "há miệng mắc quai".

+ Với những người Việt Nam còn chút lương tâm nhưng trót lầm đường theo giặc thì mục đích là tác động vào tình cảm, khơi gợi lương tâm và danh dự, vạch rõ đúng sai, khuyến khích họ lập công, chuộc tội, lời văn tình cảm thiết tha, bộc bạch, chân tình mà vẫn nghiêm khắc.

- Lập luận chặt chẽ, sắc bén

+ Cách lập luận thay đổi, biến hoá linh hoạt nhưng nhìn chung trình tự lập luận thường theo ba phần:

Phần mở đầu nêu nguyên lí làm chỗ dựa cho lập luận (tiền đề tiên nghiệm hay tiền đề duy lí, hoặc kết hợp cả hai).

Phần tiếp theo lí giải, chứng minh bằng thực tiễn.

Phần cuối nêu giải pháp trên cơ sở thừa nhận nguyên lí hoặc thực tiễn.

+ Lấy dẫn chứng từ thực tiễn để làm rõ lí lẽ.

Vị trí tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Vị trí tác phẩm

+ Một trong những tác phẩm lớn nhất của văn học Việt Nam thời trung đại, từng được gọi là "Thiên cổ hùng văn" (áng văn hùng tráng của muôn đời).

+ Áng văn yêu nước lớn của dân tộc, áng văn chói ngời tư tưởng nhân văn. Trong lịch sử, tiếp theo bài thơ Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc.

+ Có sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị và nghệ thuật văn chương trong loại hình văn chính luận.

Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo dưới hai nguồn cảm hứng: cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác. Cảm hứng chính trị đem đến cho lịch sử dân tộc bản Tuyên ngôn độc lập đầy ý nghĩa. Cảm hứng sáng tác đưa tới lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn chương. Hoà quyện cả hai nguồn cảm hứng, dân tộc Việt Nam có Bình Ngô đại cáo - áng "thiên cổ hùng văn".

- Hoàn cánh sáng tác

Sau khi quân ta đại thắng ở trận Chi Lăng tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, V­ương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về n­ước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ viết Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo đư­ợc công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).

Đặc trưng thể cáo:

+ Mục đích chức năng:

Do vua chúa hoặc thủ lĩnh trình bày một chủ chương, một sự nghiệp hay tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

Trong thể cáo có hai loại: văn cáo thường ngày (như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó); văn đại cáo (mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia).

+ Đặc điểm nghệ thuật:

Thể văn hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. Viết theo lối văn biền ngẫu

Kết cấu chặt chẽ, nhìn chung thường gồm bốn phần; Nêu luận đề chính nghĩa; Vạch rõ tội ác kẻ thù; Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng; Tuyên bố chiến quả, nêu cao chính nghĩa.

Bình ngô đại cáo đã thể hiện:

  • Mối quan hệ giữa lịch sử và văn học.

Trong mối quan hệ giữa lịch sử và văn học dân tộc, chúng ta thường gặp những hiện tượng thời điểm lịch sử đồng thời là thời điểm văn học (trường hợp Nam quốc sơn hà với chiến thắng sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ văn với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần hai, Bình ngô đại cáo với cuộc đại phá quân Minh toàn thắng).

Nói riêng của Bình ngô đại cáo:

Với những thời điểm lịch sử trong quá khứ, các thế hệ sau có thể tạo ra những mốc son ngang tầm hoặc cao hơn thế hệ trước. Nhưng với Bình ngô đại cáo, cho đến nay đó vẫn là áng “thiên cổ hùng văn” không tiền khoáng hậu. Làm nên hiện tượng độc đáo phi thường này phải chăng thì Bình ngô đại cáo có sự kết hợp hài hòa giữa căm hứng chính trị và cảm hứng nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa một tác phẩm chính luận nào đạt tới.a

0