Công bố phương án xét tuyển đại học ngoại thương 2017
Theo đó, năm 2017, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 3.750 và có thêm ngành mới, tổ hợp mới. Ký hiệu tổ hợp các môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, ), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Văn, Tiếng ...
Theo đó, năm 2017, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 3.750 và có thêm ngành mới, tổ hợp mới.
Ký hiệu tổ hợp các môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, ), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga), D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung), D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật), D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
1.Phương thức tuyển sinh:
– Xét tuyển trên cơ sở Kết quả của kỳ thi THPT quốc gia 2017 do Bộ và Đào tạo tổ chức.
– Điểm trúng tuyển được xác định theo Nhóm ngành và được xác định riêng cho từng cơ sở bao gồm Cơ sở , Cơ sở 2-TP.HCM và Cơ sở Quảng Ninh.
– Hệ số của các môn thi xét tuyển: Đối với Nhóm ngành không phải là nhóm ngành ngôn ngữ, điểm các môn thi xét tuyển nhân hệ số 1. Đối với các Nhóm ngành ngôn ngữ, điểm các môn thi ngoại ngữ nhân hệ số 2.
– Xếp Ngành/chuyên ngành :Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường theo Nhóm ngành được xét tuyển vào Ngành/chuyên ngành đào tạo của trường căn cứ trên nguyện vọng đăng ký Ngành/chuyên ngành theo thứ tự ưu tiên của thí sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của từng Ngành/chuyên ngành xét tuyển.
– Trường hợp số thí sinh bằng điểm nhiều hơn chỉ tiêu còn lại của Nhóm ngành thì sẽ xét ưu tiên theo điểm thi môn Toán.
– Điều kiện được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên; Điểm ba môn thi (theo tổ hợp môn xét tuyển) đạt mức điểm thông báo nhận hồ sơ xét tuyển của Nhà trường và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.
– Chênh lệch giữa các tổ hợp môn xét tuyển:
*Đối với Cơ sở Hà Nội và Cơ sở TP. Hồ Chí Minh:
+ Tổ hợp môn xét tuyển A01, D01,D03,D04,D06,D07 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00 là 1 điểm/30 điểm.
+ Tổ hợp môn xét tuyển D02 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00 là 2 điểm /30 điểm.
+ Ngành Ngôn ngữ Trung (Môn ngoại ngữ nhân hệ số 2) : Tổ hợp môn xét tuyển D04 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển D01 là 2 điểm /40 điểm.
+ Ngành Ngôn ngữ Nhật (Môn ngoại ngữ nhân hệ số 2) : Tổ hợp môn xét tuyển D06 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển D01 là 2 điểm /40 điểm.
*Đối với Cơ sơ Quảng Ninh:
+ Nhóm ngành NTH08: Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển.
– Chế độ ưu tiêu, tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và các quy định cụ thể của Nhà trường.
2. Các chương trình đặc biệt giảng dạy bằng tiếng Anh:
– Chương trình kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản: Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường với Nhóm ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế (NTH02) sẽ được đăng ký xét tuyển vào chương trình này. Chương trình được xây dựng trên cơ sở các chương trình đào tạo của Nhật Bản, có sự hỗ trợ, tham gia của các doanh nghiệp Nhật Bản và JICA trong quá trình đào tạo. Sinh viên được học tối thiểu 50% các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
– Chương trình kế toán kiểm toán theo định hướng nghề nghiệp ACCA: Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường với Nhóm ngành Kế toán, Tài chính – Ngân hàng (NTH03) sẽ được đăng ký xét tuyển vào chương trình này. Sinh viên theo học chương trình sẽ học các môn kiến thức chuyên ngành bằng tiếng Anh được thiết kế trên cơ sở nội dung của chương trình ACCA.
– Chương trình tiên tiến, Chương trình chất lượng cao: Thí sinh sau khi trúng tuyển vào trường sẽ đăng ký xét tuyển vào chương trình tiên tiến hoặc chất lượng cao khi đáp ứng điều kiện về điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển của từng chương trình. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển và phương thức xét tuyển chương trình tiên tiến và chất lượng cao được quy định cụ thể trong thông báo xét tuyển chương trình tiên tiến và chất lượng cao năm 2017 của trường.
Nội dung chi tiết xem tại website :
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CỦA CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
1. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại: Chuyên ngành luôn khẳng định uy tín số 1 tại Việt Nam từ hơn 55 năm qua cả về chất lượng đào tạo và về cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kinh tế quốc tế, Kinh tế quản lý, Nghiệp vụ KD XNK, Kiến thức kinh doanh quốc tế: marketing, đầu tư, bảo hiểm, luật kinh doanh, thương mại điện tử, thuế, hải quan… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực như: kinh tế, tài chính, ngân hàng – chứng khoán, ngoại thương, bảo hiểm, các tổ chức quốc tế…
2. Chuyên ngành Thương mại quốc tế: Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Giao dịch thương mại quốc tế, Đàm phán ngoại thương, Thương mại và sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ, Luật thương mại quốc tế, Marketing quốc tế, Kinh tế quốc tế… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước như: Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Tài chính; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp thương mại, các công ty nước ngoài …
3. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế: Sinh viên được trang bị các kiến thức tổng quan về kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế cũng như các kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại: các tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các ngân hàng, công ty kiểm toán, công ty phân phối, các tổ chức tài chính – ngân hàng, hiệp hội ngành nghề cũng như các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế…
4. Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản: Chương trình đào tạo được thiết kế trên mô hình đào tạo cử nhân kinh doanh tiên tiến của các trường đại học hàng đầu Nhật Bản. Sinh viên không chỉ được tiếp cận với kiến thức chuyên sâu mà còn được trải nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, , làm việc nhóm, văn hóa, đạo đức kinh doanh… theo phong cách Nhật Bản. Chương trình trang bị kiến thức về lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện đại, theo tư duy và phong cách Nhật Bản nhằm giúp sinh viên có khả năng tiếp cận và giải quyết tốt các vấn đề cụ thể, khả năng hoạch định tốt các chiến lược kinh doanh quốc tế, thiết lập phương án kinh doanh quốc tế hiệu quả, nghiên cứu thị trường nước ngoài, hiểu biết về pháp luật và thông lệ quốc tế, kỹ năng đàm phán ký kết hợp đồng, triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế.
5. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế: Trang bị cho sinh viên kiến thức về quản trị và kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế, có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, quản lý tác nghiệp. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị Marketing, Quản trị tài chính, Quản trị tác nghiệp, Quản trị chiến lược, Thương mại điện tử, Thanh toán quốc tế… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và lĩnh vực kinh tế hoặc tự khởi sự kinh doanh…
6. Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán: Chương trình giúp sinh viên nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, tổ chức hệ thống thông tin kế toán, lập và phân tích các báo cáo tài chính, có khả năng tham gia tư vấn về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán XNK, Quản trị tài chính, Kiểm soát quản lý, Phân tích tài chính, Kế toán quốc tế… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực kinh tế, các công ty kế toán, kiểm toán, các tập đoàn đa quốc gia, các dự án đầu tư nước ngoài, các trung gian tài chính, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế, kế toán, tài chính quốc tế của Việt Nam…
7. Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA: Cử nhân tốt nghiệp chương trình định hướng nghề nghiệp ACCA có thể làm việc ở các công ty kiểm toán quốc tế, các tập đoàn tài chính, bảo hiểm, các công ty kế toán, kiểm toán lớn của Việt Nam. Với chứng chỉ được quốc tế thừa nhận và bằng cấp của ĐH Anh quốc, các cử nhân của chương trình có thể làm việc ở nước ngoài hoặc tiếp tục theo học các chương trình cao học ở Anh quốc.
8. Chuyên ngành Tài chính quốc tế: Chương trình được xây dựng nhằm giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cập nhật và thực hành các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng quốc tế. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương mại quốc tế, Kinh doanh ngoại hối, Bảo hiểm trong kinh doanh… Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao về tài chính ngân hàng quốc tế như: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính, NHTM, các doanh nghiệp XNK, các tập đoàn kinh tế – tài chính ngân hàng đa quốc gia…
9. Chuyên ngành Phân tích và Đầu tư Tài chính: Chương trình cung cấp các kiến thức thực tế về cơ chế của hoạt động đầu tư dựa trên nền tảng các chương trình cấp chứng chỉ tài chính quốc tế và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: Thị trường chứng khoán, Các quy tắc giao dịch tài chính và đạo đức nghề nghiệp, Nghiên cứu định lượng về tài chính, Phân tích đầu tư tài chính, Quản trị danh mục đầu tư… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm một trong ba lĩnh vực: Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Đầu tư chứng khoán tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân…
10. Chuyên ngành Ngân hàng: Chuyên ngành kết hợp chương trình lý thuyết với ứng dụng thực tế qua mô hình ngân hàng ảo nhằm cung cấp cho sinh viên một hệ thống nghiệp vụ của NHTW, NHTM. Các mảng kiến thức chuyên môn chính gồm: NHTW, NH thương mại, Ngân hàng đầu tư, Kế toán ngân hàng, Quản trị rủi ro trong ngân hàng, Ứng dụng công nghệ trong ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm trách công việc tại NHTW, NHTM hay ngân hàng đầu tư cũng như trong các lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp…
11. Chuyên ngành Kinh tế quốc tế: Đào tạo cử nhân ngành Kinh tế quốc tế có kỹ năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc những lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế quốc tế, có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp và có khả năng sử dụng thành thạo. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được cung cấp các kỹ năng định lượng cần thiết để áp dụng các phương pháp mô hình hóa và dự báo tiên tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi khả năng phân tích chuyên sâu như trong ngành tài chính, ngân hàng, đầu tư, chứng khoán… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc cho cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chuyên nghiên cứu, đào tạo về kinh tế quốc tế, các định chế kinh tế – thương mại – tài chính quốc tế, các ngành nghề như quan hệ công chúng (PR), truyền hình, báo chí…
12. Chuyên ngành Kinh tế và Phát triển quốc tế: Trang bị cho sinh viên kiến thức về kinh tế quốc tế; khả năng phân tích, đánh giá các chính sách, các dự án kinh tế-xã hội-môi trường; khả năng vận dụng các lý thuyết để phân tích các vấn đề phát triển quốc tế thuộc lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực có liên quan; sinh viên được cung cấp các kỹ năng cần thiết về đàm phán quốc tế, về ngoại giao kinh tế, về pháp luật thương mại quốc tế, về quản lý quốc tế…Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại các dự án phát triển về kinh tế, xã hội, môi trường; các dự án, chương trình, tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ; các cơ quan quản lý môi trường; các tổ chức xã hội, việc làm; các cơ quan Bộ, Ban, Ngành ở trung ương và địa phương; các cơ quan nghiên cứu, tư vấn; các doanh nghiệp chuyên về quản lý và phát triển các dự án quốc tế…
13. Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: Đào tạo Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế nắm vững kiến thức về Pháp luật thương mại quốc tế, giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là sử dụng thành thạo Tiếng Anh pháp lý để phân tích, soạn thảo và ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành các cán bộ pháp chế trong các doanh nghiệp, ngân hàng trong và ngoài nước, hoặc trở thành các luật gia, luật sư, các trọng tài viên, các nhà hòa giải chuyên nghiệp trong môi trường thương mại toàn cầu tại các tổ chức quốc tế như WTO, Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tập đoàn Ngân hàng thế giới (WB) và tại các văn phòng luật sư Việt Nam, nước ngoài và quốc tế.
14. Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại: Đào tạo Cử nhân Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực như biên – phiên dịch, kinh doanh, làm việc cho các văn phòng đại diện hoặc các cơ quan của chính phủ, tham gia vào những dự án trong và ngoài nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế và khu vực
15. Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại: Đào tạo Cử nhân Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Trung thành thạo trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc biệt là xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, đầu tư, chứng khoán… Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, văn phòng đại diện, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…
16. Chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại: Đào tạo Cử nhân chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại sử dụng thành thạo tiếng Nhật và có khả năng giải quyết tốt các công việc liên quan tới kinh doanh, thương mại Việt – Nhật; đạt trình độ nghiệp vụ vững vàng khi làm công tác biên – phiên dịch; có năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ tiếng Nhật. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan nghiên cứu, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản…
17. Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại: Đào tạo Cử nhân Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại có thể giao tiếp, sử dụng thành thạo Tiếng Pháp chuyên ngành kinh tế, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp có rất nhiều cơ hội được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam…
Nguồn : http://tin.tuyensinh247.com/dai-hoc-ngoai-thuong-cong-bo-phuong-an-tuyen-sinh-2017-c24a32043.html