03/06/2017, 23:37
Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Anh/chị thấy ý kiến này như thế nào? (Bài 1)
Thói hư, tật xấu là cái nên gạt bỏ, cái bị xã hội lên án. Tuy nhiên, từ bỏ được sự cám dỗ của cái xấu là điều không dễ dàng chút nào. Để trở thành người tốt, chúng ta phải không ngừng đấu tranh để loại bỏ nó, nếu không, bạn sẽ trở thành người xấu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ...
Thói hư, tật xấu là cái nên gạt bỏ, cái bị xã hội lên án. Tuy nhiên, từ bỏ được sự cám dỗ của cái xấu là điều không dễ dàng chút nào. Để trở thành người tốt, chúng ta phải không ngừng đấu tranh để loại bỏ nó, nếu không, bạn sẽ trở thành người xấu. Vì vậy, có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”.
"Những thói xấu ban đầu" là những cái xấu vừa manh nha, vừa xuất hiện thoảng qua... Nó đến với ta như một "người khách qua đường". Đơn giản như một sự lười biếng, một thói quen ngủ dậy muộn, nhác học, ham chơi. Rồi như thói hay nói xấu bạn bè, thích dè bỉu, chê bai kẻ khác, ấy là chưa nói đến cái tệ "anh hùng rơm" hay gây gỗ đánh nhau, những thói ganh tị, bon chen, sĩ diện, ... vẫn hằng ngày hằng giờ xảy ra trong lớp học.
Nếu biết loại bỏ ngay, thì "người khách qua đường" ấy chỉ là "khách qua đường" mà thôi. Nhưng cứ nhân nhượng để nó ớ lại trong ta, dần dần, nó sẽ trở nên cố hữu, thân thuộc với ta, đồng hành cùng ta và sẽ biến ta thành người có bản tính ấy.
Trong câu nói trên, các hình ảnh "khách qua đường", "bạn thân", "ông chủ nhà" là những ẩn dụ đặt trong sự tăng tiến của thói xấu và nguy hiểm thay, chúng nằm trong mối quan hệ tất yếu.
Chẳng hạn, một lần, thấy bạn mình được điểm cao, bạn có thể hoài nghi, khó chịu và cảm thấy ghen ghét. Bạn nghĩ: "Nó mà cũng đòi giỏi hơn minh kia à?" Rồi nếu không cảnh giác, nhiều lần sau, cái thói ích kỉ đó có thể sẽ nổi lên, lấn át cả ý nghĩa chính đáng của những cuộc thi đua, bạn có thể sẽ trở thành kẻ hay ghen tị.
Một lần khác, bạn đã "khoe" thành tích của mình với cả lớp. Việc "khoe" thành tích có thật của mình, tự biểu lộ niềm tự hào để lần sau tiếp tục cỗ gắng hơn nữa là điều nên làm. Nhưng nếu không cảnh giác, sau nhiều lần như vậy, bạn sẽ trở thành kẻ phô trương, khoác lác...
Một trong những mối lo lắng và quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay là thói ham chơi của con em mình, đặc biệt là việc sa vào các quán trò chơi điện tử. Về việc này, các cơ quan quản lí nhà nước cũng đang tìm nhiều biện pháp để ngăn cản những học sinh quá nhiệt tình và tốn kém thời gian đối với "game" và "Chat". Sự say mê không lành mạnh ấy đã và đang dẫn đến hậu quà tai hại là nhiều bạn trở nên lười học, không chịu rèn luyện đạo đức, tác phong, sức khoẻ, không chuẩn bị được cho mình hành trang để bước vào đời, thâm chí còn dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội khác nữa.
Nếu không nghiêm khắc với chính bản thân mình thì những tệ nạn ấy, lúc đầu chỉ là "những vị khách qua đường", thậm chí là những "người bạn thông minh nữa" (ví như các trò "game" chẳng hạn), nhưng dần dần, chúng sẽ trở thành một loại kẻ thù nguy hiểm vì khó có thể từ bỏ nó, trong khi các thói quen xấu ấy sẽ tiêu tốn tất cả thời gian và sức khoẻ của bạn.
Vì vậy chúng ta phải biết đấu tranh với những tật xấu ngay từ khi chúng còn là những "người khách qua đường”. Ý kiến trên là một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh tất cả chúng ta.
Một câu chuyện ngụ ngôn xưa có kể rằng, một lần, cáo đến xin gửi nhờ một chân vào nhà của thỏ cho đỡ rét, thỏ thương tình cho cáo gửi một chân. Sau đó, cáo xin gửi tiếp một chân nữa, rồi cả bốn chân và toàn bộ cơ thể cáo. Đến lúc ấy, cáo liền đuổi thỏ ra khỏi nhà.
Với chúng ta là những người học sinh, câu chuyện về những thói xấu chẳng khác nào chuyện của thỏ và cáo trên đây. Nếu cứ một lần nhân nhượng thì "vị khách qua đường" không bao giờ nhân hậu ấy sẽ có ngày trở thành "chủ nhân" và biến chúng ta thành nạn nhân. Chúng ta sẽ phải sống chung với một "ông chủ nhà khó tính" là vì lẽ đó.
Cho nên, theo tôi, ý kiến trên đây là rất sáng suốt. Nó luôn nhắc nhở và cảnh báo chúng ta, động viên chúng ta trong mỗi hành vi, lời nói, cách nghĩ, cách làm... sao cho đừng lặp lại những thói xấu luôn được các bậc anh chị, bố mẹ và thầy cô nhắc nhở, răn đe và thậm chí còn có hình thức khiển trách nghiêm khắc.
Còn với những ai dửng dưng, hờ hững, coi đó là "chuyện bình thường" thì một lần nữa cần phải xem lại sự chủ quan của chính bản thân mình.
Nếu biết loại bỏ ngay, thì "người khách qua đường" ấy chỉ là "khách qua đường" mà thôi. Nhưng cứ nhân nhượng để nó ớ lại trong ta, dần dần, nó sẽ trở nên cố hữu, thân thuộc với ta, đồng hành cùng ta và sẽ biến ta thành người có bản tính ấy.
Trong câu nói trên, các hình ảnh "khách qua đường", "bạn thân", "ông chủ nhà" là những ẩn dụ đặt trong sự tăng tiến của thói xấu và nguy hiểm thay, chúng nằm trong mối quan hệ tất yếu.
Chẳng hạn, một lần, thấy bạn mình được điểm cao, bạn có thể hoài nghi, khó chịu và cảm thấy ghen ghét. Bạn nghĩ: "Nó mà cũng đòi giỏi hơn minh kia à?" Rồi nếu không cảnh giác, nhiều lần sau, cái thói ích kỉ đó có thể sẽ nổi lên, lấn át cả ý nghĩa chính đáng của những cuộc thi đua, bạn có thể sẽ trở thành kẻ hay ghen tị.
Một lần khác, bạn đã "khoe" thành tích của mình với cả lớp. Việc "khoe" thành tích có thật của mình, tự biểu lộ niềm tự hào để lần sau tiếp tục cỗ gắng hơn nữa là điều nên làm. Nhưng nếu không cảnh giác, sau nhiều lần như vậy, bạn sẽ trở thành kẻ phô trương, khoác lác...
Một trong những mối lo lắng và quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ hiện nay là thói ham chơi của con em mình, đặc biệt là việc sa vào các quán trò chơi điện tử. Về việc này, các cơ quan quản lí nhà nước cũng đang tìm nhiều biện pháp để ngăn cản những học sinh quá nhiệt tình và tốn kém thời gian đối với "game" và "Chat". Sự say mê không lành mạnh ấy đã và đang dẫn đến hậu quà tai hại là nhiều bạn trở nên lười học, không chịu rèn luyện đạo đức, tác phong, sức khoẻ, không chuẩn bị được cho mình hành trang để bước vào đời, thâm chí còn dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội khác nữa.
Nếu không nghiêm khắc với chính bản thân mình thì những tệ nạn ấy, lúc đầu chỉ là "những vị khách qua đường", thậm chí là những "người bạn thông minh nữa" (ví như các trò "game" chẳng hạn), nhưng dần dần, chúng sẽ trở thành một loại kẻ thù nguy hiểm vì khó có thể từ bỏ nó, trong khi các thói quen xấu ấy sẽ tiêu tốn tất cả thời gian và sức khoẻ của bạn.
Vì vậy chúng ta phải biết đấu tranh với những tật xấu ngay từ khi chúng còn là những "người khách qua đường”. Ý kiến trên là một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh tất cả chúng ta.
Một câu chuyện ngụ ngôn xưa có kể rằng, một lần, cáo đến xin gửi nhờ một chân vào nhà của thỏ cho đỡ rét, thỏ thương tình cho cáo gửi một chân. Sau đó, cáo xin gửi tiếp một chân nữa, rồi cả bốn chân và toàn bộ cơ thể cáo. Đến lúc ấy, cáo liền đuổi thỏ ra khỏi nhà.
Với chúng ta là những người học sinh, câu chuyện về những thói xấu chẳng khác nào chuyện của thỏ và cáo trên đây. Nếu cứ một lần nhân nhượng thì "vị khách qua đường" không bao giờ nhân hậu ấy sẽ có ngày trở thành "chủ nhân" và biến chúng ta thành nạn nhân. Chúng ta sẽ phải sống chung với một "ông chủ nhà khó tính" là vì lẽ đó.
Cho nên, theo tôi, ý kiến trên đây là rất sáng suốt. Nó luôn nhắc nhở và cảnh báo chúng ta, động viên chúng ta trong mỗi hành vi, lời nói, cách nghĩ, cách làm... sao cho đừng lặp lại những thói xấu luôn được các bậc anh chị, bố mẹ và thầy cô nhắc nhở, răn đe và thậm chí còn có hình thức khiển trách nghiêm khắc.
Còn với những ai dửng dưng, hờ hững, coi đó là "chuyện bình thường" thì một lần nữa cần phải xem lại sự chủ quan của chính bản thân mình.