Có ý kiến cho rằng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ -Vũ Trọng Phụng), mâu thuẫn trào phúng được đẩy lên đến đỉnh điểm ở cảnh hạ huyệt. Hãy phân tích một số chi tiết trong cảnh này để làm sáng tỏ nhận định trên
(1) Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy ...
(1) Đến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.
(2) Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to "Hứt!… Hứt!… Hứt! Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy. Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm sao cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi: "Hứt!… Hứt!… Hứt!…".
(3) Ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm.đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.
Với chi tiết (1), cần làm rõ tác dụng của bút pháp tự sự kết hợp với miêu tả, sử dụng biện pháp liệt kê, cách sử dụng các từ láy như luộm thuộm, rầm rộ,… để làm nổi bật hình ảnh cậu tú Tân và đám con cháu của cụ cố tổ trong giây phút hạ huyệt. Thông thường vào giây phút "tử biệt sinh li" ấy, đám con cháu của người chết khóc than để bày tỏ niềm thương tiếc đối với người đã mất, nhưng ở đây đám con cháu ấy lại giả vờ đau khổ, tiếc thương khi cố tình "tạo dáng" để chụp ảnh. Không những thế, đám bạn của cậu tú Tân còn "rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau"
(trong khi đó, việc nhảy hay trèo lên mồ mả là việc cấm kị). Tất cả những việc làm đó thể hiện thói giả nhân giả nghĩa của lũ con cháu bất hiếu.
Với chi tiết (2), HS nên tập trung phân tích hình ảnh ông Phán mọc sừng. Với giọng điệu "cảm thông", dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, tiếng khóc của ông Phán rất lạ, có một không hai và chưa từng có từ trước đến nay. Khi ông ta khóc, những âm thanh vô nghĩa bật ra khiến người nghe chẳng những không cảm thấy bùi ngùi và cảm động mà còn thấy buồn cười.Và chắc chắn, tiếng khóc đó không đi kèm với những giọt nước mắt tiếc thương người quá cố. Nó như là tiếng khóc sungsướng (bởi cụ cố tổ mất đi đã mang lại hạnh phúc cho cả một tang gia), nó khiến cho ông Phán "muốn lặng đi", "cứ oặt người đi" vì sung sướng. Và tiếng khóc ấy cũngnhư muốn gây sự chú ý đối với mọi người – bởi ai cũng biết để "tang gia" có được niềm "hạnh phúc" này, công của ông Phán mọc sừng là rất lớn.
Với chi tiết (3), Vũ Trọng Phụng tiếp tục đẩy mâu thuẫn trào phúng của đoạn trích lên đếnđỉnh điểm. Nếu như ở chi tiết (2), ông Phán còn "khóc quá", "muốn lặng đi", "cứ oặt người đi" để gây sự chú ý của mọi người thì đến chi tiết này, ta không còn thấy "dáng điệu đau đớn" ấy của ông ta nữa. Thay vào đó là hành động trả ơn kịp thời đối với người có công mang lại "hạnh phúc" cho "tang gia" – Xuân Tóc Đỏ. Hành động "dúi" "cái giấy bạc năm đồng gấp tư" vào tay Xuân Tóc Đỏ cho thấy việc làm tưởng như sòng phẳng song rất mờ ám, đồi bại của ông Phán. Nhưng Xuân Tóc Đỏ cũng đồi bại không kém khi hắn "nắm tay cho khỏi có người nom thấy". Hắn đã được ông Phán dây thép thanh toán thêm một khoản tiền trong "phi vụ làm ăn" với ông này và để qua đám tang cụ tổ mà càng thêm danh tiếng: "Ông cụ già chết, danh dự của Xuân càng to thêm".
Tóm lại, chỉ bằng những chi tiết trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã chộp được những khoảnh khắc rất "thần", qua đó bộc lộ được đúng bản chất giả dối, bất nhân bất nghĩa của nhữngngười tham gia đám tang cụ cố tổ, trong đó nhà văn chĩa ống kính của mình vào những đứa con, đứa cháu bất hiếu của cụ để thấy "hạnh phúc của tang gia" và cả những người ngoài tang quyến đã được trọn vẹn. Và khi đó, tiếng cười trào phúng được bật lên sảng khoái nhất nhưng cũng đau đớn nhất.