Có thể dùng năng lượng hạt nhân để vận hành máy bay không? - Câu hỏi hay
Xin hỏi trong tương lai máy bay có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không? (Ngọc Liên) Máy bay đang bay trên bầu trời. Ảnh: Alamy. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...
Xin hỏi trong tương lai máy bay có thể chạy bằng năng lượng hạt nhân hay không? (Ngọc Liên)
Máy bay đang bay trên bầu trời. Ảnh: Alamy. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Hơn 50 năm trước người Mỹ đã tiêu tốn hơn 1 tỷ USD (theo giá trị những năm 1950) để nghiên cứu thiết kế các máy bay được cung cấp năng lượng nguyên tử, với hy vọng có loại máy bay siêu nhanh, có thể lên cao trên 21 km và về lý thuyết có thể liên tục bay trong không trung trong nhiều tuần liền mà không cần cung cấp nhiên liệu. Thật là lý tưởng !
Nhưng mối quan ngại lớn nhất khiến cho các dự án này không thành hiện thực đó là sự nguy hiểm cho mọi người trên máy bay nếu chẳng may lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ; và như bạn biết trên thế giới hầu như có các tai nạn hàng không xảy ra hàng ngày, thường thì máy bay bị tan tành nên ta có thể hình dung các lò hạt nhân bị phá hủy, nó sẽ thải ra chất phóng xạ độc hại thì sự tác động môi trường và con người sẽ là thảm họa.
Thời gian gần đây người ta đang đặt lại vấn đề này một cách nghiêm túc với hy vọng đến khoảng năm 2050 sẽ có loại máy bay này với công nghệ tiên tiến, loại bỏ hẳn các mối nguy hại nói trên. Hy vọng đến lúc đó bạn và tôi sẽ có cảm giác tuyệt vời khi ngồi trên 1 MB như thế để chu du khắp thế giới. - (Trương Mỹ Vân)
Cách đây 50 năm vào thập niên 1950 Mỹ đã bỏ ra gần 1 tỷ đô la để nghiên cứu động cơ hạt nhân cho máy bay và họ đã thử nghiệm thành công nhưng khi ứng dụng thực tế thì vấp phải một số vấn đề nan giải: phi công và hành khách có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, bọn không tặc có thể sử dụng máy bay như các tên lửa đạn đạo để khủng bố hoăc tháo rời máy bay lấy cắp nhiện liệu phóng xạ để chế tạo vũ khí bẩn, nếu máy bay rơi, động cơ nổ nó có thể phát tán phóng xạ ra một vùng rộng lớn, phải thiết kế các vách ngăn rất dày bằng chì để hạn chế phóng xạ vào khu vực khoang hành khách và phi công do đó máy bay sẽ lớn hơn và nặng hơn, các sân bay phải được thiết kế, xây dựng lại. Hy vọng tới năm 2050 sẽ có những bước tiến đột phá về công nghệ hạt nhân sẽ làm các vấn đề trên có thể được giải quyết ổn thỏa với chi phí thấp. - (Dredd_Iamlaw)
Theo lý thuyết thì là có, nhưng trên thực tế, họ sẽ không phát triển loại máy bay này vì nhiều lý do:
- Chúng ta khai thác năng lượng hạt nhân bằng cách dùng nhiệt sinh ra từ phản ứng hạt nhân để làm nóng nước. Sau đó, nước này bốc hơi làm quay các tuabin (cánh quạt). Và cuối cùng, người ta sẽ dùng động năng này để chạy máy phát điện, hoặc truyền lực cho các thiết bị khác..vv.. Như vậy, nếu dùng động cơ hạt nhân thì với công nghệ mà ta biết, sẽ chỉ có máy bay dạng cánh quạt, nên sẽ bay rất chậm và không thể vượt âm thanh như các máy bay phản lực.
- Gắn một nhà máy hạt nhân lên máy bay là không khả thi, bởi kích thước quá lớn, và có quá nhiều yêu cầu về an toàn phóng xạ.
- Máy bay không cần thiết phải hoạt động liên tục trên không hàng tuần, hàng tháng giống như tàu ngầm lặn dưới nước (để tránh bị lộ) nên không cần thiết phải chế tạo động cơ hạt nhân cho máy bay, bởi chi phí chắc chắn sẽ đắt hơn dùng xăng. - (Pham Juy)
ngày trước Liên Xô và Mỹ có thử nghiệm việc này, hình như họ dừng vì cảm thấy không hiệu qủa cho lắm. bạn có thể tham khảo NB-36H và Tu-119. - (An)
Bạn dám ngồi trên lò phản ứng hạt nhân để bay không? - (Doan Thinh)
Người ta không chế tạo máy bay vận hành bằng năng lượng hạt nhân do những bức xạ nguy hiểm nó cần phải có những lớp che chắn nặng và dày để bảo vệ cho hành khách và phi hành đoàn, điều này ngược lại với yêu cầu vốn có của máy bay là phải nhẹ. - (Vũ)
không thể được nhé. vì cơ chế của các lò phản ứng hạt nhân sinh năng lượng cần 1 lượng nước rất lớn để làm mát lò. nên ta thường chỉ thấy năng lượng hạt nhân được sử dụng trên tàu ngầm, tàu sân bay, nhà máy điện đặt sát bờ biển - (Tran Lam)
Có.. Nhưng như thế thì lúc nào cũng mang quả bom nguyên tử đi theo quá nguy hiểm. - (Aba Vina)
Theo mình biết là: Có thể được đấy. Năng lượng hạt nhân sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi vận hành, vì không cần phải tiếp nhiên liệu nhiều, trên thực tế bên Mỹ cũng đã 1 số nhà khoa học đã thử chế tạo nhưng bị ngăn cấm thực thi dự án, vì có thẻ gây ra xung đột vũ trang(khủng bố leo thang,..), thậm chí là chiến tranh thế giới 1 lần nữa, còn chưa kể là vấn đề an sinh sức khoẻ nếu có rủi ro.
Chúc bạn 1 tuần tốt lành - (Ở Trọ Trần Gian)
Hy vọng là có thể và mong rằng sẽ chạy được cả trên oto và xe máy, vì nhiên liệu hóa thạch là nguồn hữu hạn. Câu trả lời chính xác cho bạn thì chắc phải khất bạn trong tương lai thôi... - (Phan Thanh Hiếu)
Rất nguy hiểm bạn ah, người ta chỉ mới dùng nhiên liệu hạt nhân vào các mục đích quốc phòng như tàu chiến, tàu ngầm... Ngoài ra máy bay rất có thể bị bọn khủng bố cướp để tấn công các mục tiêu quan trọng, hơn nữa tai nạn nghành hàng không cũng hay xảy ra. Với lượng nhiên liệu hạt nhân sử dụng cho các động cơ máy bay thì e là khi xảy ra sự cố thì đó là một thảm hoạ bạn ah. - (Lợi)
Mình nghĩ do kích thước, khối lượng, công nghệ làm mát hiện nay chưa thể đủ khả năng lắp lò phản ứng hạt nhân trên máy bay. Kích thước của lò phản ứng khá lớn, công thêm việc phải có lớp chì dày ngăn cách phóng xạ khiến cho không máy bay nào cõng được nó. Công nghệ làm mát bằng nước khiến việc bổ xung nước làm mát bị bay hơi khi đang bay rất khó khăn. 1 lý do nữa, đó là khó khác phục, giảm thiệt hại nếu sự cố xảy ra. - (Thao hoang minh)
Được nhé - là nói tương lai cơ mà.
Các thiết bị nhỏ hiện đã vận hành bằng năng lượng hạt nhân rồi - tàu voyager - (Quán)
kích thước của lò phản ứng hạt nhân quá cồng kềnh để có thể nhét vừa vào máy bay
chưa kể những mối nguy hiểm từ việc bị đánh cắp nên gần như chắc chắn là sẽ không bao giờ hoặc rất lâu nữa mới có máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - (Nguyễn Mạnh Cường)
Khả năng đó vẫn có nhưng mà thấp, bởi vì nếu không may máy bay bị khủng bố hoặc tai nạn, lao xuống vùng đông dân cư thì ảnh hưởng của phóng xạ là không thể lường được. Tương lai các máy bay có thể dùng năng lượng mặt trời... nhưng cũng ở tương lai khá xa. - (Đức Cường)
Được..máy bay phải đủ lớn để chỏ theo lò phản ứng.. - (Thanh Sơn)
Theo lý thuyết thì có thể và đã có những dự án chế tạo máy bay sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân thời chiến tranh lạnh của Liên Xô và Mỹ. Nhưng dù sao thì hạn chế về công nghệ và hiệu quả kinh tế nên những dự án trên mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm mặt chứ chưa có sản xuất loạt được. - (Hung Dao Thanh)
tất nhiên là được, khi máy bay đó có thể chở người với số lượng từ 2000 người trở trên và trình độ công nghệ có thể giải nhiệt lò phản ứng ko cần dùng nước nữa. tương lai thì cái gì cũng có thể, ko gì là ko thể. - (hieu)
Có, nhưng mà nó sẽ quá to vs cồng kềnh không thể phù hợp di chuyển nhanh. Hơn nữa công nghệ máy bay vẫn chưa hoàn thiện, nên sẽ là thảm hoạ nếu ứng dụng vào thực tiễn. - (Hiệp Alex)
Điều này là hoàn toàn có thể, trong thời kì chiến tranh lạnh Mỹ-Nga đã chế tạo và vận hành. Tuy nhiên các dự án này đã dừng lại vì lý do chi phí và môi trường. Vốn dĩ năng lượng hạt nhân được sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng điện. Với hệ thống động cơ điện đủ khỏe có thể giúp máy bay cất cánh, nhưng tốc độ mà máy bay đạt được không bao giờ bằng được so với động cơ phản lực. Bên cạnh đó là chi phí chế tạo và vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường nếu sảy ra tai nạn là vô cùng lớn. - (Ham Hố Hiếu)
Theo lý thuyết thì được, nhưng công nghệ hiện tại lò phản ứng hạt nhân quá lớn và nặng, không thể gắn lên máy bay được. - (abcxyz)
Về kỹ thuật thì hoàn toàn có thể nhưng tôi cũng
như bạn đang thắc mắc sao không thấy công trình nghiên cứu áp dụng nào. Có lẽ người ta sợ các sân bay không tiếp nhận vì phóng xạ hơn nữa nếu có tai nạn thì hậu quả khủng khiếp về môi trường - (Lee Nguyễn)
Có thể nhưng hiện tại còn nhiều vấn đề nên chưa thể dùng năng lượng hạt nhân để vận hành máy bay. Ví dụ về an toàn hàng không, về kích thước lò hạt nhân đang còn quá to... - (Minh Son)
theo cá nhân mình nghỉ là không. Hạt nhân là năng lượng nguy hiểm nhất, The giới đang tìm cách thay thế nó bằng 1 loại năng lượng mới an toàn hơn - (Truong Minh)
Được nhưng quá nguy hiểm do năng lượng hạt nhân có mức phóng xạ rất cao có thể gây chết người nếu tiếp xúc gần và chẳng ai đủ can đảm leo lên máy bay chỉ cách lò năng lượng hạt nhân chục mét! Hành khách sẽ chết trước khi hạ cánh! - (chetemroi1970)
được nhưng rất nguy hiểm, chẳng khác nào tên lửa mang đầu đạn hạt nhân không biết rơi lúc nào. - (Thái Nguyễn)
Được nhưng chỉ là cánh quạt chứ khó để tạo ra động cơ phản lực đc nên tốc độ chậm lại cồng kềng ít an toàn khi sự cố. Mình cũng định bán thiết kế cho các hãng nhưng suy nghĩ lại rồi - (Tuan Nguyen)
khoảng 10.000 năm nữa thôi! khi tài nguyên cạn kiệt thì máy bay chắc phải dùng năng lượng hạt nhân! nhưng khi xảy ra tai nạn thì vô cùng tàn khốc! - (ζοη ηςυγεη)
Máy bay muốn bay cũng cần năng lượng. Năng lượng hạt nhân cung cấp cho nó hoạt động. - (Hac Kieu Hung)
Hoàn toàn có thể. Cái này Nga và Mỹ đã thử nghiệm thực tế rồi nhưng nảy sinh hai vấn đề :Giá thành quá cao so với nhiên liệu thông thường và mức độ nguy hại lớn tới môi trường khi sảy ra sự cố. - (Phuong SVC)
Tất nhiên là được rồi .... và bạn đếm giùm 10 năm trở lại đây có bao nhiêu vụ tai nạn máy ba, và bạn dự tính trong tương lai có bao nhiêu vụ nữa ? - (Tuân Anh)
Có thể nhưng bây giờ chưa thể. Vì công nghệ bây giờ chưa an toàn và còn cồng kềnh lắm. - (Vương Ngô)
Mình nghĩ là có thể trong tương lai máy bay có thể dùng năng lượng hạt nhân để vận hành. Hiện tại the mình biết thì chiếc máy bay có thể vận hành liên tục đc tối đa 2 tuần (chiếc chuyên cơ của tổng thống Mỹ) máy bay có thể tiếp nhiên liệu trên không, nhưng phải tiếp đất để bôi trơn và bảo dưỡng động cơ. Với công nghệ hiện tại thì việc đó không thể thực hiện được trên không. - (Nam)
để tương lai trả lời bạn nhé - (bin chín)
Nếu có thì chả hành khách nào dám ngồi đâu - (sytd)
Chắc là được nhưng về kinh tế sẽ không hiệu quả. Máy bay chỉ cần bay dưới 24 tiếng là đi hết 1 vòng trái đất rồi, trang bị năng lượng hạt nhân làm gì, lỡ có tai nạn thì có mà thảm hoạ nữa - (long)
Sau những phân tích về lò hạt nhân, câu trả lời cho câu hỏi này là dùng năng lượng mặt trời và đã có sản phẩm thí nghiệm bay vòng quanh thế giới thành công - (Nguyễn Duy An)
Về mặt năng lượng tất nhiên là được rồi.
- Động cơ máy bay là bộ phận chuyển chuyển hóa năng lượng xăng thành cơ năng cho cánh quạt hoặc điện năng làm quay tua bin, tạo luồng phản lực đẩy máy bay đi.
- Khi sử dụng lò hạt nhân năng lượng hạt nhân làm nóng nước, hơi nước làm quay tua bin. Như vậy nó tương tự như một động cơ hơi nước. Mà với một lò phản ứng hạt nhân để nó an toàn thì các lớp bảo vệ cũng khá nặng rồi, lại thêm hệ thống nước, hệ thống làm mát...vv làm cho nó rất nặng.
Lò phản ứng hạt nhân không như động cơ đốt trong có thể tắt và khởi động. Chúng ta không thể tắt, mở lò phản ứng hạt nhân như tắt động cơ đốt trong nên nó hoạt động liên tục điều này dẫn đến việc bảo dưỡng máy bay gặp khó khăn hơn. Lại cần một ekip lớn để vận hành, theo dõi hoạt động của nó nữa.
Hơn nữa khi máy bay gặp nạn lò phản ứng hạt nhân khó có thể an toàn được dẫn đến ô nhiễm phóng xạ.
- Như vậy về mặt năng lượng thì có thể dùng để vận hành máy bay nhưng về mặt kinh tế, kĩ thuật, an toàn thì không phù hợp. - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)
Công nghệ hiện đại có thể tạo ra lò phản ứng với kích thước nhỏ có thể phát điện cho động cơ cánh quạt. Vấn đề trở ngại lớn nhất đó là yếu tố an toàn. Vấn đề quan trọng không kém và chi phí và lợi nhuận. Lò phản ứng sẽ rất đắc đỏ, chưa kể thiết kế lò phản ứng trong thân sẽ chiếm hết không gian chứa hàng hoặc hành khách nên sẽ không có lãi. Máy bay bình thường nhiên liệu được chứa ở 2 cánh nên tạo khoảng không trong thân. - (Trang Lưu Văn)
không gì là không thể nhưng chưa thực hiện được trong tương lai gần thôi, hãy để trí tưởng tượng mở ra đi các bạn, máy bay trong tương lai không giống như bây giờ đâu, nhờ trí tưởng tượng loài người mới phát triển. Thân - (hienleduc)
Năng lượng hạt nhân dùng để đun sôi nước quay tuốt bin tạo ra điện, mà trên máy bay không có nước còn động cơ máy bay thì phải chạy bằng phản lực mới đạt tốc độ cao. Nếu lắp động cơ điện chạy bằng cánh quạt thì tốc độ bay bị giới hạn - (Bình Trần Vũ Thanh)
Ko ngàn lần ko. Và xác nhận lần nữa là ko - (Fuk)
1 cau hoi ma MY - NGA chua lam duoc. - (Buon Khog)
Hỏi khó thế. Chẳng có gì là không thể. - (Trung Ha Vu)
Máy bay có thể bay bằng năng lượng hạt nhân (Dùng hơi nước để quay cánh quạt chẳng hạn), nhưng lò phản ứng hạt nhân thì có khối lượng khá nặng (do phải có những lớp chống phóng xạ dày và nặng), nên không kinh tế cho lắm khi máy bay cần phải nhẹ để bay lên trong lớp không khí. Mặt khác, để vận hành lò hạt nhân thì cần đầy đủ một đội ngũ những người vận hành, những người này sẽ chiếm chỗ trong máy bay và giảm khối lượng chuyên chở của máy bay. Do đó rất không kinh tế nếu bay bay bằng năng lượng hạt nhân, nhưng đối với tàu biển thì được. - (Lê Định)
có thể nhưng đợi lúc nào có quãng đường bằng lên mặt trăng hoặc sao hỏa thì dùng chứ bay tí đã dừng rồi.kiềm chế lại sao được.bay max tầng đối lưu để làm mát cho máy - (the thin Nguyen)
người ta đã sử dụng đạn hạt nhân nhỏ như những viên đạn 5, 10 li
tuong lai ko xa se co thoi - (Hoi Do Van)
Máy bay năng lượng hạt nhân thì chưa có chứ tàu thủy, tàu ngầm năng lượng hạt nhân thì có rất nhiều. Lý do là máy bay không thể to và nặng như các tàu thủy, tàu ngầm hạt nhân được. Mà phải to như vậy thì mới kham được lò năng lượng hạt nhân, cần được thiết kế rất chắc chắn và nặng nề. - (Thy)
nước nào mà bị máy bay này bay qua chắc phải ngồi mà cầu chúa ban phước lành trong suốt thời gian đó. - (Tien Nguyen Van)
ko nên xài loại máy bay này , đừng phát triển làm gì . cái quan trọng của công nghiệp hiện đại thế giới bây giờ theo tôi nghĩ là tìm ra các loại vật liệu mới , nhiên liệu mới , công thức định lí mới phù hợp hơn những thứ có sẵn thiết yếu đang phục vụ hàng ngày - (quangvu)
Theo quan điểmccủa mình thì nhà máy hạt nhân nó nằm 1 chổ mà còn nguy hiểm nuốm chi nó bay trên trời - (Thai Buu Nguyen)
Vì các nước lớn sợ bị khủng bố bằng máy bay nên họ ko làm máy bay như vậy - (Thuy Do)
Vấn đề là công nghệ có thể đáp ứng, nhưng an ninh thì không đảm bảo, ai dám cho máy bay sử dụng lò phản ứng hạt nhân bay trên không phận nước mình, nên những dự án sử dụng lò phản ứng hạt nhân làm động lực cho thiết bị bay trong tầng khí quyển là bất khả thi, không có lợi ích gì về mặt kinh tế lẫn quân sự cả. - (Nguyễn Thành Trung)
Cánh tourbine giữa bằng coban 60 có bị nóng chảy mất ko ta. Nếu bó gọn lõi phân rã hạt nhân trong động cơ phản lực có thể gọn nhẹ hơn, nhưng mà bay ko ngừng. - (Tăng Phước An)