09/06/2018, 23:37

Tại sao Mặt Trăng trông lớn hơn khi ở chân trời? - Câu hỏi hay

Mặt Trăng ở đường chân trời trông to hơn hẳn so với ở trên cao. Xin hỏi đó có phải là do ảo ảnh không? (Vũ Thảo) Mặt Trăng có hình dáng khổng lồ khi ở sát chân trời. Ảnh: Mirror. ...

Mặt Trăng ở đường chân trời trông to hơn hẳn so với ở trên cao. Xin hỏi đó có phải là do ảo ảnh không? (Vũ Thảo)

tai-sao-mat-trang-trong-lon-hon-khi-o-chan-troi

Mặt Trăng có hình dáng khổng lồ khi ở sát chân trời. Ảnh: Mirror.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Do ao giác bạn. Bạn hình dung nếu đặt mổ quả bóng tenis giữa nhưng quả bóng đá thì mình thấy quả bóng tenis nhỏ, nhưng lấy quả bóng tenis đó đặt giữa những quả bóng bàn bạn lại cảm giác quả bóng tenis lớn. Mặt trời hay mặt trăng cũng vậy , khi ở đường chân trời thì mình nhìn nó cùng với nhà cửa cây cối.v.v.. nên cảm giác nó lớn. Nhưng khi mọc lên cao thi mặt trời, mặt trăng nằm giữa khoảng không mênh mông nen cảm giác nó nhỏ. Dù kích thước nó cũng vậy. Mát trời, mặt trăng nhìn to hay nhỏ thực tế chỉ xảy ra tùy tháng trong năm lúc nó nằm xa hay gần trái đất. - (nguyen cong kien)

Cũng giống như mặt trời vậy. Do mắt bị đánh lừa. Bạn thử vẽ 2 hình tròn đường kính bằng nhau là A và B. Xung quanh hình A bạn vẽ nhiều hình tròn nhỏ hơn. Xung quanh hình B bạn vẽ nhiều hình tròn lớn hơn. Và bạn nhìn vào 2 hình tròn đó. Bạn sẽ thấy hình tròn A lớn hơn hình tròn B. Mắt mình bị đánh lừa bạn ạ. Khi Trăng ở chân trời sẽ có nhà cửa, núi đồi... mắt ta có sự so sánh khi trăng khi ở trên cao. - (Quân Phạm)

Do ở chân trời có nhà cửa, cây cối để đối chiếu nên cảm giác nhìn to hơn vậy thôi chứ thực ra thì vẫn vậy - (Hoàng Bá)

Chính xác đó là ảo giác của mắt chứ không phải ảnh ảo, khi một vật đặt giữa các vật lớn hơn nó sẽ trông nhỏ hơn khi vật đó đặt trong những vật nhỏ hơn nó để so sánh (khi mặt trăng hay mặt trời đặt giữa bầu trời không có gì để so sánh chỉ có một bầu trời rộng lớn nên trông nó nhỏ hơn khi nó ở chân trời có nhiều vật để so sánh. - (nguyenquochuybn93)

Chẳng có ảo giác nào cả, phải giải thích bằng vật lý.
Mặt trăng ở chân trời thì ta nhìn xuyên qua khí quyển dày nhất. Vô hình khí quyển bao quanh trái đất hình tròn tạo thành 1 thấu kính không khí làm phóng to hình ảnh mặt trăng. Khi trăng ở chân trời thì thấu kính này dày nhất, làm khả năng phóng to hình ảnh mạnh nhất. Khi trăng ở đỉnh đầu thì thấu kính này mỏng nhất và trăng trông nhỏ nhất.

- (Ngày hôm qua)

:) Mặt trăng ở đường chân trời trông to hơn vì 2 lí do:
- vật so sánh tương đương: cùng 1 khẩu độ, khi mặt trăng ở trên cao, bộ não hình dung rằng MT rất lớn nhưng ngoài mây ra thì ko có vật gì ở xung quanh để hình dung đầy đủ MT lớn đến thế nào. Nếu ở đường chân trời, ta có thể so sánh MT với tòa nhà, con thuyền, cái cây, rặng núi ở rất xa. Lúc đó bộ não sẽ đưa kết quả đại loại: " dãy núi to thế kia mà cũng chỉ bé tí so với MT ở xa tít, có nghĩa MT rất to"
- khúc xạ ánh sáng: ở góc nhìn chân trời, ánh sáng từ mặt trăng tới mắt phải đi qua nhiều không khí hơn, dẫn đến kích cỡ sẽ to hơn 1 chút!
;) - (Adi_888)

Theo tôi: Là do ảo ảnh. Khi nhìn ngang thì hơi nước trong khong khí nhiều hơn nhìn đứng, do đó hiện tượng khúc xạ ánh sáng nhiều hơn. Tạo ra ảo ảnh nhiều hơn, nên nhìn lớn hơn. Đó là ý kiến cá nhân thôi - (Phuoc)

Mặt trời ,mặt trăng thường lớn hơn ở gằn chân trời do khi này ánh sáng phải đi qua lớp khí quyển dầy hơn. Bì vậy ánh sáng bị bẻ cong nhiều hơn ( hiện tượng khúc xạ khi as truyền qua môi trường khác nhau). Vật lý 12 có giải thích rõ hiện tượng này. - (Lam Tran)

Hiện tường khúc xạ ánh sáng. Khi ở gần chân trời, ánh sáng từ mặt trăng đi qua lớp không khí dầy hơn khi ở vị trí khác. Ánh sáng đi qua lớp không khí bị khúc xạ, khiến mặt trăng trông có vẻ lớn hơn. - (Thao hoang minh)

Theo mình thì khi ở trên cao (đỉnh đầu) mặt trăng hoặc mặt trời đều có kích thước nhỏ hơn khi chúng sắp lặn hoặc mới mọc lên. Điều đó là do khoảng cách khi mặt trăng (mặt trời) ở phía chân trời xa hơn so với các vị trí trên đỉnh đầu, tia sáng từ mặt trăng hoặc mặt trời đến mắt chúng ta phải chiếu xa hơn, do đó sẽ bị khúc xạ nhiều hơn nên mắt chúng ta cảm giác to hơn. - (cuong7576)

Bản thân tôi nhìn thấy nó vẫn thế :)). Nếu bạn nhìn thấy thế có thể do hiện tượng khúc xạ khi ánh sáng từ mặt trăng đi qua tầng khí quyển có chiết suất lớn hơn chiết suất của khoảng không vũ trụ và do hiện tượng tạo ảnh của của tầng khí quyển có vai trò như 1 thấu kính hội tụ. - (Hưng NTV)

Đó là do khoảng cách lúc đó gần trái đất hơn so với khi trăng lên đỉnh đầu. - (luanngocbg)

Theo mình, khi mặt trăng ở đường chân trời thì ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng sẽ phải đi qua lớp khí quyển dài hơn (cạnh góc vuông luôn nhỏ hơn cạnh đáy) do vậy nó có vẻ to hơn một chút (do khúc xạ) và sáng dịu hơn (màu vàng hoặc đỏ hơn). Tuy nhiên để to như bức ảnh bạn đính kèm thì không thể, đây là thủ thuật của nhiếp ảnh gia khi dùng ống kính zoom rất xa khi đó những hình bóng của vật thể (tiền cảnh) bị thu nhỏ so với mặt trăng (hậu cảnh) do vậy tỉ lệ kích thước giữa mặt trăng và vật thể (trên trái đất) thay đổi dẫn đến việc mặt trăng bị phóng đại rất nhiều lần. Nói cho dễ hiểu bạn hãy cuộn bàn tay làm ống nhòm ngắm mặt trăng qua kẽ tay, tay để càng gần mắt thì mặt trăng càng bị thu nhỏ lại , tay càng để xa mắt thì hình ảnh mặt trăng càng lớn lên (so với khe hở của nắm tay). - (N.Đ.H)

Câu hỏi rất hay...cùng 1 khoảng cách nhưng nhìn thì cảm giác nó khác nhau - (Uncake)

Do đường kính Trái Đất 12800km mà tầng khí quyển chỉ khoảng 100km nên tùy thuộc vị trí Mặt Trời so với đường chân trời mà thấu kính hội tụ do không khí sẽ có độ tụ khác nhau dẩn đến hình ảnh to nhỏ khác nhau và khi Mặt Trời gần đường chân trời cũng là khi đường đi của ánh sáng trong lớp khí gằn mặt đất dài nhất mà lớp khí này có chiết suất lớn nhất do dày đặc và nhiều hơi nước. Nếu mà không có không khí thì như nhau cả thôi các bạn thân mến ạ. - (HuyCali)

Khi mặt trăng ở đường chân trời ta nhìn thấy ảnh nghiêng của nó, khi mặt trăng đỉnh đầu, ta thấy ảnh chính điện. Ở một góc nghiêng nhất định, ảnh của vật lớn hơn ảnh chính điện. Kiểm tra bằng cách dùng tấm gương lấy ánh sáng mặt trời chiếu vào tường. Nếu gương song song với tường, thì ánh sáng trên tường nhỏ, nghiêng gương một chút, ánh sáng trên tường to thêm. - (Võ thế Dũng)

mặt trăng được nhìn qua gương cầu lồi là bầu khí quyển - (dangnhip4h52)

Kích thước gần như nhau, ánh sáng yếu khi ở đường chân trời cho ta cảm giác to hơn bình thường lúc đỉnh đầu có nhiều ánh sáng. Giải thích về ảo giác chắc gần như vậy. - (Nguyen Quoc Thoai)

mới có cách giải thích về hiện tượng này,bác nào giải thích dựa trên mấy hiện tượng vật lý là sai bét nhé - (Hoang Quyen)

Các bạn đeo kính râm vào, dán một mẩu giấy nhỏ hình tròn cỡ hạt gạo vào mép bên ngoài kính rồi nhìn lên mặt trăng ở 2 vị trí đường chân trời và trên đỉnh đầu. So sánh mặt trăng với mẩu giấy đó xem kết quả ra sao nhé. Tôi đã thử và đã hiểu - (Congprotx)

Cách dễ nhất để biết mặt trăng có thay đổi kích thước hay không. Đưa ngón tay cái lên theo kiểu number one, duỗi thẳng tay ra phía trước rồi so sánh mặt trăng với ngón tay, lúc trăng lên cao và lúc trăng ở đường chân trời. - (camerathienha)

Đơn giản thôi, bạn lấy máy ảnh ra chụp lúc trăng mới lên và lúc trắng ở đỉnh đầu rồi so sánh hai hình ảnh đó thì biết kết quả là do ảo ảnh hay do cái khác - (tra)

the da co ai den chan troi chua vay - (dongtit113)

Giữa trưa, mặt trời chiếu thẳng góc lúc này mặt trời gần ta và to nhất, nhưng buổi sáng hoặc tối ta nhìn thấy lớn hơn không phải vì ảo giác so sánh mà do ta phải nhìn nó qua 1 lớp không khí có độ ẩm như 1 chiếc thấu kính. - (Mạnh Quyết)

Các bạn sai hết cả. Nếu bạn chụp hai tấm ảnh với cùng một máy ảnh, cùng một chế độ chụp mặt trăng khi mới mọc và mặt trăng đã lên giữa trời, bạn sẽ được hai hình tròn có đường kính khác nhau. Rõ ràng là mặt trăng khi mới mọc được cả người và cả máy ảnh đều "nhìn thấy" là to hơn. Với Mặt trời cũng thế. Chưa có một cách giải thích nào thực sự thỏa đáng cả. - (sỹ văn)

ko phải là do ảo giác mà do cảm giác phán đoán kích thước của chúng ta bị nhầm lẫn. khi so sánh kích thước thực của trăng và các vât thể dưới mặt đất. ta thấy mặt trăng quá to nhưng khi trăng lên cao thì thấy bình thường. các bạn thử lấy tay làm ống nhòm khi trăng mới lên thì sẽ thấy rất bình thường do không nhìn thấy các vật thể khác xung quanh - (Congbang Huynh)

20%do ảo giác,50% do khúc xạ,30%do độ tiếp cận của quỹ đạo giữa trái đất và mặt trăng, quỹ đạo tiếp xúc(lúc trăng mới "mọc"),luôn nhỏ nhất,là lúc mặt trăng gần trái đất nhất,nên nó thật sự thấy lớn hơn. - (tphuoc1361)

Khi bình minh hoặc hoang hôn tại vị trí quan sát ít nhận được ánh sáng của mặt trời dẫn đến trong khong khí có lớp sương mù mặt trời bị khúc xạ qua lớp sương mù nên thấy to - (Thaivanminhkts)

Chúng ta thử hình dung khi ta nhìn một vật ở trên cao xuống hoặc ngược lại và nhìn vật đó phia trước chúng ta (Nhìn ngang) cùng khoảng cách thì ta cảm nhận kích thước của chúng khác nhau, vì chúng ta quen nhìn ngang hàng ngày. ta thử nhìn một vật ở khoảng cách 5 m nhìn ngang và để dưới đất nhìn từ trên cây xuống ta sẽ có cảm nhận k thước vật đó khác nhau - (vananhtuan15)

0