01/03/2018, 16:06

Cơ hội ý tưởng mới

Nhiều đào tạo về công ti khởi nghiệp đang hội tụ vào việc có “ý tưởng mới,” nhưng có ý tưởng là dễ, và mọi người đều có thể đi tới ý tưởng mới. Trong lớp của tôi, tôi dạy học sinh tìm “Cơ hội” dựa trên nhu cầu của khách hàng. Nó không phải là việc phải là ý tưởng mới hay ...

Nhiều đào tạo về công ti khởi nghiệp đang hội tụ vào việc có “ý tưởng mới,” nhưng có ý tưởng là dễ, và mọi người đều có thể đi tới ý tưởng mới. Trong lớp của tôi, tôi dạy học sinh tìm “Cơ hội” dựa trên nhu cầu của khách hàng. Nó không phải là việc phải là ý tưởng mới hay thậm chí phát minh mới, mà nó phải GIẢI QUYẾT một vấn đề cho NHIỀU người.

Học sinh thường có ý tưởng dựa trên công nghệ họ học trong trường. Họ thích công nghệ nhưng thường không chú ý tới thị trường, điều xác định liệu mọi người sẽ mua nó hay không. Tôi bảo học sinh: “Steve Jobs không tạo ra bất kì công nghệ mới nào, nhưng ông ấy hiểu nhu cầu (máy tính giá thấp, thiết bị nghe nhạc tiện lợi, tích hợp nhiều thứ vào trong một thiết bị thuận tiện v.v.) Về căn bản, ông ấy lấy sản phẩm cơ sở và làm cho nó tốt hơn bằng việc tích hợp nhiều thứ vào với nhau. (Máy tính, MP3, máy ảnh, điện thoại di động.) Có thể lấy một sản phẩm đơn giản, như cốc cà phê, và làm nó thành một “kinh nghiệm đặc biệt” như Starbuck. Nếu một sản phẩn làm tốt ở chỗ này, chuyển nó tới chỗ khác và điều chỉnh theo thị trường địa phương. Chẳng hạn, McDonald bán các kiểu bánh mì kẹp thịt khác nhau ở các phần khác nhau của thế giới. Bạn có thể mua Hamburger cà ri của Ấn Độ, Hamburger Kim chi ở Hàn Quốc, nhưng bạn không thể mua được nó ở Mĩ hay châu Âu.

Một trong những khái niệm cơ bản mà tôi cũng dạy trong lớp công ti khởi nghiệp là việc bành trướng và đổi qui mô để thâu tóm thị trường. Apple, Google, Facebook, và Amazon không chỉ làm ăn tốt ở Mĩ mà còn giữ việc tăng trưởng sang nhiều nơi trên thế giới vì nhiều khách hàng hơn. Một số học sinh của tôi bắt đầu công ti của họ để đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương, rồi đổi qui mô kinh doanh lên quốc gia và thậm chí truy nhập toàn cầu. Họ phải học nghĩ lớn vì nhà doanh nghiệp phải luôn bành trướng để thâu tóm thị trường lớn hơn và không bao giờ hài lòng. Trong thế giới cạnh tranh cao này, nếu bạn dừng lại bạn sẽ không sống sót. Chẳng hạn, Amazon bắt đầu như một người bán sách trực tuyến nhưng luôn bành trướng vào việc bán nhiều thứ và cuối cùng là bán mọi thứ. Thành công của nó dựa trên khả năng để khách hàng mua mọi thứ họ cần ở một chỗ.

Tôi bao giờ cũng nói cho học sinh: “Để làm công ti khởi nghiệp, các em phải hội tụ vào thành công doanh nghiệp bởi việc thực hiện tuyệt hảo và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, thay vì ý tưởng mới. Một ý tưởng đơn giản cùng với thực hiện hoàn hảo là tốt hơn một ý tưởng mới không có khách hàng. Nếu các em muốn bắt đầu công ti, hội tụ vào cơ hội trước hết và phải chắc rằng các em làm tốt nó.”

English version

Full article:

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Doanh nghiệp và khởi nghiệp
  • Biên tập: Kipkis.com
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
0