06/06/2017, 20:13

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH I. KIÊN THỨC CẦN NHỚ 1. Dung môi a) Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. b) Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. c) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 2. Dung dịch chưa bâo hòa, dung dịch bão hòa Ớ nhiệt độ xác ...

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH I. KIÊN THỨC CẦN NHỚ 1. Dung môi a) Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. b) Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. c) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 2. Dung dịch chưa bâo hòa, dung dịch bão hòa Ớ nhiệt độ xác định: a) Dung dịch chưa băo hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan. b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. 3. Độ tan của ...

CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

 

I. KIÊN THỨC CẦN NHỚ

1. Dung môi

a) Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

b) Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.

c) Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

2. Dung dịch chưa bâo hòa, dung dịch bão hòa

Ớ nhiệt độ xác định:

a) Dung dịch chưa băo hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

b) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

3. Độ tan của một chất trong nước

a) Định nghĩa:

Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100g nước đế tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:

- Độ tan của chất rắn sẽ tăng nếu tăng nhiệt độ.

- Độ tan của chất khí sẽ tăng, nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

4. Nồng độ dung dịch

a) Nồng độ phần trăm và nồng độ mol

b) Sự chuyển đổi giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol: 

- Công thức chuyển từ nồng độ % sang nồng độ mol

- Chuyển từ nồng độ mol (M) sang nồng độ %:

- Chuyền đổi nồng độ khi pha trộn dung dịch:

Phương pháp đường chéo: Khi trộn 2 dung dịch cùng loại nồng độ, cùng loại chất tan thì có thể dùng phương pháp đường chéo để xác định tỉ lệ lượng các dung dịch pha trộn.

Thí dụ: Trộn m1 g dung dịch có C1% với m2 g dung dịch có nồng độ C2% thì thu được dung dịch mới có nồng độ C%. Hãy xác định tỉ lệ khối lượng hai dung dịch khi pha trộn.

c) Chuyển đổi giữa khối lượng dung dịch và thể tích dung dịch:

- Thế tích của chất rắn và chất lỏng: V = m / D

Trong đó D là khối lượng riêng:

D (g/cm3) có m (g) và V (cm3) hay ml

D (kg/dm3) có m (kg) và V (dm3) hay lít.

5. Sự chuyển từ độ tan sang nồng độ phần trăm và ngược lại

a) Chuyến từ độ tan ra nồng độ phần trăm. Dựa vào định nghĩa độ tan, từ đó tính khối lượng dung dịch suy ra số gam chất tan trong 100g dung dịch.

b) Chuyển từ nồng độ phần trăm sang độ tan. Từ định nghĩa nồng độ phần trăm, suy ra khối lượng nước, khôi lượng chất tan, từ đó tính 100g nước chứa bao nhiêu gam chất tan.

- Biểu thức liên hệ giữa độ tan (S) và nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch bão hòa:

 

II. ĐÁP ÁN CÁC BÀI TẬP TRONG CHƯƠNG

  

 

 

 

 

 
0