Chuồng trại nuôi bò sữa
Tác động của yếu tố khí hậu trên bò sữa Các yếu tố khí hậu, khí tượng có ảnh hưởng đến gia súc là nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động của các luồng không khí (gió) và các bức xạ. Tác động của từng yếu tố và các tương tác lẫn nhau của chúng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên gia súc. Bò là ...
Tác động của yếu tố khí hậu trên bò sữa
Các yếu tố khí hậu, khí tượng có ảnh hưởng đến gia súc là nhiệt độ, độ ẩm, chuyển động của các luồng không khí (gió) và các bức xạ. Tác động của từng yếu tố và các tương tác lẫn nhau của chúng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp lên gia súc.
Bò là động vật máu nóng, thân nhiệt biến động từ 38 – 39,3°C (trung bình là 38,4°C). Khi khí hậu môi trường tăng, để thải nhiệt làm mát cơ thể, lượng máu sẽ được tăng đưa đến các vùng ngoại vi (như da). Lượng máu cơ thể tăng lên, nước được điều động từ các phần của cơ thể song song với việc tăng cường lượng nước uống vào.
Việc gia tăng lượng máu của cơ thể sẽ dẫn đến hiện tượng giảm nồng độ hormon trong máu đến các cơ quan và do ưu tiên đến các vùng da nên giảm lượng máu đưa chất dinh dưỡng đến nuôi các bộ phận khác của cơ thể, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát dục của bò (bò chậm lớn, sinh sản kém) và ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của bò.
Nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến tính gặm cỏ của bò. Khi nhiệt độ cao, bò có khuynh hướng tìm kiếm bóng mát để nghỉ ngơi, giảm lượng cỏ ăn vào. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng làm giảm độ ngon miệng. Bên cạnh đó, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm; chất lượng thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Chất lượng cỏ thấp (do ra hoa sớm tỷ lệ lignin cao…), các loại thức ăn tinh dễ bị hư hỏng. Các yếu tố này tạo nên hậu quả là bò ăn vào ít và thức ăn kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của bò.
Nhiệt độ, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện cho các loại nội, ngoại ký sinh trùng phát triển, vì thế bò cũng rất dễ nhiễm các loại bệnh ký sinh trùng. Mặt khác, do tình trạng kém dinh dưỡng cũng làm cho khả năng kháng bệnh của bò giảm.
Chú ý: Nhiệt độ, ẩm độ cao ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh lý và tập tính của bò sữa. Các ảnh hưởng này gián tiếp hay trực tiếp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng, phát dục, khả năng sản xuất và sức khoẻ của bò sữa. Chống nóng, chống ẩm không những cải thiện được khả năng sản xuất, khả năng sinh sản mà còn đảm bảo sức khoẻ tốt của bò sữa.
Xây dựng chuồng trại
Sau học tập, tập huấn, người mới quyết định chăn nuôi sẽ quyết định việc xây dựng chuồng trại và thiết lập đồng cỏ (nếu có đất). Có thể cải tiến dựa trên nguồn nguyên liệu là chuồng có sẵn ở địa phương để tiết kiệm chi phí. Một chuồng bò tốt cần đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
Chọn hướng chuồng phù hợp tránh mưa tạt gió lùa, che nắng, thoáng mát. Tuỳ theo điều kiện đất đai có thể chọn hướng chuồng quay về hướng nam hoặc hướng đông nam để đảm bảo có ánh sáng và thông thoáng tốt.
Chuồng xây cao ráo, thoát nước không ẩm ướt, dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 10 – 15 m).
Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh.
Nền chuồng nên làm độ dốc 2 – 3%, không quá trơn để bò không bị trượt ngã.
Cần có sân vận động cho bò.
Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 – 6 m2.
Bố trí hố ủ phân phù hợp để tận dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa cũng như chất độn đưa vào hố ủ phân nhằm khối lượng sản xuất phân bón ruộng, tăng thu nhập cho chăn nuôi bò sữa nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh.
Gần chuồng nuôi nên trồng một số cây bóng mát nhằm giảm nhiệt độ quanh khu vực chuồng nuôi.
Thiết kế và quản lý chuồng trại
Chăn nuôi bò sữa là một nghề đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Để đạt được hiệu quả cao cần có những khoản đầu tư nhất định như: đất đai, giống bò, thức ăn, các dụng cụ chăn nuôi và chuồng trại… Ngoài chi phí đầu tư cho con bò là quan trọng nhất, điều quan tâm phải đầu tư thoả đáng vào chuồng trại và các biện pháp cải tạo điều kiện tiểu khí hậu và bảo vệ môi trường, đó là những điều cần thiết để chăm sóc, quản lý đàn bò tốt, giúp cho đàn bò luôn trong tình trạng có sức khoẻ và sức sản xuất tốt.
Một chuồng trại tốt phải tạo cho bò điều kiện ăn, ở tốt và sự quản lý chăm sóc đàn bò sữa dễ dàng, có hiệu quả. Ví dụ: cho bò ăn, vắt sữa. Người chăn nuôi chỉ đạt lợi nhuận cao khi bò sữa cảm thấy thoải mái (ăn, ở, nghỉ ngơi, đi lại) vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của bò (có thể tăng lượng thức ăn ăn vào, tiêu hoá tốt hơn và tiếp đó là nâng cao sản lượng sữa và năng suất sinh sản, giảm chi phí thú y).
Chuồng bò phải được thiết kế sao cho có sự an toàn cao nhất đối với người chăn nuôi. Trong khu chuồng trại cần thiết kế chuồng ép để vắt sữa và phối giống cho bò.
Các kiểu chuồng trại
Do hạn chế về đất đai chăn thả nên hầu hết các trại bò áp dụng phương thức:
Không chăn thả
Thức ăn mang đến chuồng, bò luôn được nhốt trong chuồng, thỉnh thoảng được đưa ra sân chơi tắm nắng, vận động thay vì bò được chăn thả và ăn trên đồng cỏ.
Thuận lợi của phương thức này là năng suất của đất nông nghiệp có thể tận dụng tối đa (không có sự hao hụt do giẫm đạp và rơi vãi). Thu phân dễ dàng, quản lý, chăm sóc bê tốt hơn và gia súc ít bị nhiễm ký sinh trùng.
Điều bất lợi là tốn thêm nhân công (cắt cỏ, vận chuyển…).
Cột buộc tại chuồng
Bò bị cột không thể đi lại tự do trong chuồng.
Thuận lợi chủ yếu của phương thức này là cần diện tích chuồng ít hơn so với phương thức tự do trong chuồng. Tuy nhiên, cần có vật liệu lót chuồng tốt (rơm chẳng hạn) cho bò nằm mới có thể giữ bò ở thể trạng tốt. Rơm lót chuồng cần phải khô sạch nhằm giảm các yếu tố gây viêm nhiễm bầu vu. Máng nước uống cần được đặt gần (1 máng nước uống có thể dùng chung cho 2 bò cạnh nhau).
Bất lợi của phương thức này là khó phát hiện động dục: bò không thoải mái; cần vật liệu lót chuồng, rủi ro khi vắt sữa giữa 2 bò đứng sát nhau, giẫm đạp lên nhau (nhất là lên núm vú) dễ bị bệnh.
Tự do trong chuồng
Bò được đi lại trong chuồng nuôi sau khi vắt sữa.
Phương thức này chỉ mới được một số hộ, trang trại lớn ở nước ta áp dụng. Phương thức này tạo sự thoải mái nhất cho bò. Trong một diện tích giới hạn bò có thể đi lại tự do. Vùng giới hạn này thường nằm ở giữa máng ăn và các ô cho bò nằm. Trong các ô bò nằm nghỉ sử dụng cát là vật liệu lót chuồng. Tuy nhiên rơm rạ băm nhỏ, mùn cưa hoặc lõi ngô băm vụn cũng có thể dùng lót chuồng. Thuận lợi của phương thức này là quan sát các biểu hiện của bò dễ dàng (nhất là khi phát hiện động dục); tạo sự thoải mái cho bò; ít bị bệnh móng, khớp; chỉ cần một máng uống nước trung tâm; ít tốn vật liệu lót chuồng.
Bất lợi là cần thêm diện tích chuồng trại, đầu tư ban đầu ỉớn; bò có thể húc ủi lẫn nhau; máng ăn, máng uống cần được thiết kế sao cho thuận lợi để gia súc ăn uống bất kỳ lúc nào.
Lưu ý máng phải được đặt nơi mát mẻ, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào nước uống và thức ăn trong máng và thuận lợi khi làm vệ sinh. Các loại nấm mốc rất dễ phát triển trong môi trường ẩm ướt của thức ăn dư thừa. Vì vậy máng phải được cỏ ửa sạch sẽ hàng ngày. Máng phải được giữ khô ráo. Mặt nền của máng ăn cao hơn mặt nền chuồng khoảng 10 – 30cm (nơi bò đứng). Thuận lợi cơ bản của kiểu máng ăn này là chi phí xây dựng ít hơn và dễ dàng vệ sinh. Máng uống phải đảm bảo nước sạch và luôn đầy cho bò uống (một bò cao sản có thể tiêu thụ trên 100kg nước mỗi ngày).
Chuồng ép
Trại có quy mô lớn cần phải xây dựng “chuồng ép” để vắt sữa và thao tác thú y, ngoài ra còn có tác dụng cung cấp thức ăn cho từng cá thể bò. Cho bò ăn trong khi vắt sữa có lợi điểm là dễ dàng điều khiển bò.
Chuồng cho bê
Phương thức chăn nuôi tiên tiến là tách bê ra khỏ bò mẹ sau khi sinh. Bê con cần có chuồng riêng. Chuồng này được thiết kế sao cho đáy chuồng cao hơn mặt nền chuồng có kẽ hở để phân và nước tiểu dễ dàng thoát xuống nền chuồng. Trên các thanh ngang của mặt đáy chuồng nên lót rơm khô khoảng cách giữa các thanh ngang của đáy chuồng bê tối thiểu là 2cm). Chuồng bê có các giá đỡ xô (cho bê uống sữa và đựng nước uống), máng cỏ hoặc các thức ăn hỗn hợp cho bê.
Chuồng bê không đặt quá xa nơi vắt sữa. Chuồng bê phải đảm bảo sự thông thoáng.
Tách bê con ra khỏi bò mẹ ngay sau khi đẻ vì: có thể định lượng thức ãn cho bê (để bê bú mẹ ta không biết chính xác lượng sữa bê đã bú); dễ dàng vệ sinh chuồng trại; tránh được bệnh khớp, viêm rốn của bê.
Vệ sinh chuồng trại và môi trường
Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn nuôi bò sữa. Một môi trường sạch sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng đến sức khoẻ của bò. Hàng ngày nền chuồng phải được rửa sạch, nhờ sự thông thoáng và thoát nước tốt nên nền chuồng khô nhanh. Các dụng cụ vắt sữa cũng như dụng cụ chăm sóc bê phải được cọ rửa, sát trùng sạch sẽ, phơi nắng ngay sau khi sử dụng. Cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hoá chất tẩy rửa và sát trùng, sử dụng các loại bàn chải thích hợp sẽ có kết quả tốt khi làm vệ sinh.
Kho chứa
Kho chứa thức ăn cũng như nơi chứa sữa sau khi vắt rất quan trọng, kho phải thoáng mát, tránh ánh nắng, luôn đề phòng sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây hại, tránh ruồi nhặng và các loại côn trùng, chuột. Các vật chứa thức ăn cũng như sữa cần phải có nắp kín. Cám hỗn hợp và cỏ nên được dự trữ gần chuồng nhưng cũng đừng sát chuồng vì lý do vệ sinh thức ăn.
Chú ý: Cần phải quan tâm đúng mức về việc xây dựng chuồng trại. Chuồng xây cao ráo, thoáng mát, thoát nước tốt, không ẩm ướt, dễ làm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chuồng trại nên làm xa nhà (hơn 10 – 15 m). Không xây máng ăn quá sâu dễ gây tồn đọng thức ăn và dễ làm vệ sinh. Nền chuồng nên làm có độ dốc 2 – 3%. Mặt nền chuồng phải có độ nhám vùa phải để bò có thể đứng bám không bị trượt ngã. Cần có sân vận động cho bò. Diện tích chuồng nuôi bình quân cho mỗi bò sữa khoảng 4 – 6 m2. Nên bố trí hệ thống làm mát cho bò sữa vào mùa hè và tránh gió mùa đông bắc vào mùa đông. Ảnh hưởng xấu của chuồng trại xây dựng không đúng kỹ thuật So sánh các kiểu chuồng trại 1. Mái; 2. Máng ăn, máng uống; 3. Rãnh phân; 4. Ô bò nằm nghỉ; 5. Sân vận động; 6. Quạt gió
Kiểu mới
Thuận lợi
– Sạch sẽ, hợp vệ sinh, thông thoáng tốt
– Dễ làm vệ sinh máng ăn -> nâng cao chất lượng thức ăn
– Han chế các bênh về móng, viêm vú .
– Phù hợp với tập quán và sinh lý bò
Bất lợi
– Diện tích lớn, khó thực hiện đối với vùng đô thị hoá
– Chi phí xây dựng cao: Chi phí thêm về điện, nước, chất độn chuồng
Kiểu cũ
Thuận lợi
– Tận dụng diện tích, phù hợp với vùng đô thị hoá
– Chi phí xây dựng thấp hơn
– Tốn kém về điện, nước, chất độn chuồng ít hơn
Bất lợi
– Độ thông thoáng kém
– Khó làm vệ sinh máng ăn —> chất lượng thức ăn kém
– Bò dễ mắc bệnh về móng, viêm vú
– Không phù hợp với tập quán và sinh lý bò Mặt bên chuồng một dãy, kiểu một mái và kiểu hai mái
Ghi chú: 1. Ổ bò nằm; 2. Rãnh thoát nước; 3. Máng uống; 4. Máng ăn Kiểu chuồng tự do trong chuồng (không cầm cột) hai dãy
Ghi chú: 1. Quạt máy; 2. Vòi phun nước 3. Ô bò nằm 4. Rãnh phân 5. Hành lang đi lại 6. Máng ăn 7. Hành lang chăm sóc bò