Mức điểm sàn ĐH- CĐ 2018 sẽ như thế nào?
Trải qua kỳ thi THPT Quốc gia đầy căng thẳng, điều khiến nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm lầ mức điểm sàn 2018. Trong khi trước đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thông báo từ năm 2018, kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ sẽ không áp dụng điểm sàn. Xem thêm: >> Tổng hợp đề thi các môn trong kỳ ...
Trải qua kỳ thi THPT Quốc gia đầy căng thẳng, điều khiến nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm lầ mức điểm sàn 2018. Trong khi trước đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thông báo từ năm 2018, kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ sẽ không áp dụng điểm sàn.
Xem thêm:
>> Tổng hợp đề thi các môn trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018
>> Tổng hợp đáp án đề thi các môn trong kỳ thi tuyển sinh THPT Quốc gia 2018
>> Nỗi lòng bố mẹ có con đi thi Đại học
Trong các cuộc họp báo về phương án tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2018, Bộ GD&ĐT đã khẳng định bỏ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với các ngành không đào tạo giáo viên.
Theo Bộ Giáo dục, các trường đại học sẽ tự quyết định mức điểm sàn năm 2018 và phải xây dựng đề án tuyển sinh đầy đủ, hoàn chỉnh trong đó có quy định công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, tỉ lệ việc làm của sinh viên theo từng ngành đào tạo trong hai năm gần nhất.
Theo thông tin của Kênh tuyển sinh, việc có nên bỏ điểm sàn đã gây ra nhiều tranh cãi. Trên thực tế, các trường ĐH - CĐ ngoài công lập, điểm sàn gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong tuyển sinh của các trường này. Trong khi đó, điểm sàn là "rào chắn" cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo với các trường công lập.
Cuộc đua giữa các trường vốn đã căng thẳng nay lại càng căng thẳng hơn khi bỏ điểm sàn ĐH - CĐ. Nếu một trường muốn giữ thương hiệu, đưa ra mức điểm chuẩn cao sẽ khó cạnh tranh với những trường tương đương với mình nhưng hạ thấp điểm chuẩn ĐH - CĐ. Cùng với đó, khả năng các trường "vơ bèo vạt tép" bất chấp điểm số của thí sinh để tăng nguồn thu sẽ xảy ra.
Trước nguy cơ này, ông Trần Anh Tuấn - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cảnh báo các trường không nên bất chấp tuyển sinh bằng mọi giá. Việc hạ thấp điểm chuẩn cũng sẽ đồng nghĩa với việc sẽ hạ thấp uy tín, dẫn tới xã hội và thí sinh nghi ngờ về chất lượng đào tạo.
Với quy định bỏ điểm sàn, nhiều trường Đại học cũng cho biết dù được nới lỏng nhưng các trường cũng sẽ không tuyển sinh bằng mọi giá bởi lo ngại sẽ ảnh hưởng đến uy tín lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Mặc dù không còn điểm sàn ĐH - CĐ nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục, từ năm 2018, Bộ GD&ĐT sẽ quy định điểm sàn riêng đối với các trường ĐH - CĐ sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.
Theo báo Lao Động
Xem thêm:
>> Thí sinh than: "đề văn năm nay lệch tủ, khó đạt điểm cao"
>> Thí sinh gặp tại nạn: "nẹp cổ vẫn cố gắng đi thi THPT Quốc Gia"
>> Nhà thơ Nguyễn Duy: "Tôi không ngờ đề thi là 3 khổ thơ Đánh thức tiềm lực của mình"