Chứng minh câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Đề bài: Hãy chứng minh về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” Bài làm Những đạo lý tốt đẹp, những kinh nghiệm sẽ chẳng bao giờ phai mờ đi khi nó còn được lưu giữ bằng các câu nói, câu tục ngữ thấm đượm hồn dân tộc. Mỗi người chúng ta luôn cần trân trọng điều đó. ...
Đề bài: Hãy chứng minh về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Bài làm
Những đạo lý tốt đẹp, những kinh nghiệm sẽ chẳng bao giờ phai mờ đi khi nó còn được lưu giữ bằng các câu nói, câu tục ngữ thấm đượm hồn dân tộc. Mỗi người chúng ta luôn cần trân trọng điều đó. Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bởi sự nhớ ơn chính chính là chất keo gắn chặt các mối quan hệ, là nền tảng xây dựng sự bền vững cho xã hội.
Ở đây câu nói được hiểu theo cả hai nghĩa, một là nghĩa đen rất rõ ràng và logic theo suy nghĩ của tác giả dân gian. Dễ hiểu rằng "Uống nước" ở đây chính là sự thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những kết quả mà bao nhiêu thế hệ cũ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được, để xây dựng nên. Còn từ "Nguồn" cũng để miêu tả chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước và ở đây ai cũng trân trọng những suối nguồn này vì đây chính là ẩn dụ nói về những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" vậy khi ta uống những giọt nước từ những suối nguồn ấy, ta cũng nên hết sức trân quý nó. Không chỉ ẩn chứa trong nghĩa đen, “uống nước”, ở đây nói cách khác là nguyên nhân dẫn đến sự việc con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.
Một câu tục ngữ ngắn gọn, nhưng lại ẩn chứa chính là lời răn dạy, nhắc nhở sâu sắc cho mỗi người chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao những người làm phải vất vả, hy sinh.
Trong chính thiên nhiên và xã hội, sẽ không bao giờ có một sự vật, một thành quả chân chính nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động của con người tạo nên, từ cái nhỏ nhất, cũng cần sự đầu tư thời gian, tiền bạc, sức sáng tạo.
Trong chính những mối quan hệ xã hội cũng dễ thấy, dễ biểu hiện được đạo lý ấy. Chính vì ta vẫn còn đang trong vòng tay của gia đình, nhà trường, ta cần phải sống có tình nghĩa, biết ơn, nó chưa phải là điều gì to lớn bởi ta sống biết ơn, biết giúp đỡ với người đã sinh thành là cha, là mẹ ta, là ông bà, là hàng xóm, là thầy cô, những người xung quanh ta. Xa hơn nữa, nó còn là lời nhắc nhở khéo léo về sự biết ơn, trân trọng những gì mình đang có, những gì là thành quả của bao nhiêu thế hệ – đất nước ta, tất cả họ đã vì tương lai để mà hi sinh những giọt máu, mồ hôi, thậm chí phải bỏ lại mình trên chiến trường để bảo vệ, gìn giữ sự độc lập bền vững cho đất nước cho đến ngày hôm nay.
Có thể nói Lòng biết ơn như một suối nguồn tươi đẹp, là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái". Đương nhiên, khi cầm bát cơm trắng, thơm dẻo ta nào có quên được câu nói:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.”
Qua đây, mới thấy hết được những sự vất vả không thể nói hết lên lời của người nông dân phục vụ lúa gạo, lương thực cho xã hội, quả thực đáng được trân trọng.Câu tục ngữ chính là nền tảng vững chắc để tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Không được vun đắp trong mình sự vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
Có thể nói dù trải qua bao nhiêu lâu, câu tục ngữ sẽ vẫn vang đọng trong tâm hồn người Việt, giúp ta thêm Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và chắc chắn sẽ ngưng dần đi những sự lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người, để sống cho xứng đáng với đạo lý tốt đẹp của cha ông.