Cảm nhận về nhân vật Vũ nương
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương Bài làm Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống vào thời nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, ông là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách “ Truyền ...
Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
Bài làm
Nguyễn Dữ là một danh sĩ sống vào thời nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, ông là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện được coi lầ một áng thiên cổ kì bút, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc đã không cho người phụ nữ được bảo vệ mình.
Truyện kể về người con gái có tên Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương. Nàng là người có dung mạo vẹn toàn, tính tình thùy mị nết na, Trương Sinh yêu nàng nên đã xin mẹ mang sính lễ sang hỏi cưới nàng về sum họp gia thất. Trương Sinh có tính tình hay ghen. Khi nàng bụng mang dạ chửa, thì Trương Sinh bị gọi đi lính. Thật là tội nghiệp, lúc cần chồng nhất thì lại phải xa chồng và phải lo toan tất cả việc trong nhà. Vũ Nương chăm con và chăm cả mẹ chồng rất chu đáo, nàng rất đảm đang là mẹ hiền, dâu thảo, không ai là không khen Vũ Nương khéo léo lại hiền lành. Mẹ chồng vì lo lắng và nhớ mong con trai mà sinh bệnh, nàng đã ra sức thuốc thang, khuyên can mẹ mà bệnh tình không thuyên giảm, rồi mẹ chồng mất, nàng lo toan ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ mình. Quả là một người con dâu quá hiếu thảo. Để đỡ nhớ chồng, hàng ngày Vũ Nương lại chỉ tay vào cái bóng và bảo Đản đó là cha. Ba người cùng vui đùa bên nhau qua ngày tháng. Nàng thật là cô đơn, tự lấy cái bóng của mình để làm ấm trái tim của mình và làm Đản vẫn cảm nhận được cha luôn ở cạnh.
Cũng như số đông người phụ nữ ngày xưa, cuộc đời nàng là những trang buồn đầy nước măt. Từ chiến trận trở về, Trương Sinh vô cùng đau lòng ra thăm mộ mẹ, bế bé Đản theo, ra gần đến mộ đứa trẻ quấy khóc và nói Trương Sinh không phải cha nó, cha nó ngày nào cũng đến thăm nó, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng không bao giờ bế Đản cả. Vì ghen tuông mù quáng, Trương Sinh đã đánh mắng Vũ Nương và đuổi nàng đi, dù cho bạn bè hàng xóm ra sức khuyên ngăn, giải thích thì chàng cũng không tin và một mực hắt hủi nàng ra khỏi nhà. Hạnh phúc cứ ngỡ đã mỉm cười với Vũ Nương, cứ ngỡ cha Đản về thì nàng sẽ nhẹ nhàng mà sống cuộc sống hạnh phúc, không còn chịu ấm ức gì nữa, nhưng thật không ngờ là điều bất hạnh đó lại đến với nàng, nàng đau buồn tột cùng, xấu hổ, uất ức, không thể giải thích để chồng hiểu, để sạch nỗi oan nàng đã reo mình xuống sông. Nàng được Linh Phi vợ của vua Nam Hải cứu. Tuy được hầu hạ Linh Phi nhưng quyền làm mẹ, làm mẹ của nàng vĩnh viễn không còn nữa. Đó là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ.
Trương Sinh khi đuổi vợ đi, ngày ngày thương xót, đau buồn. Bế đản vào đêm tối, tự nhiên đản reo lên rằng bố Đản về. Trương Sinh nhìn thấy cái bóng, hiểu ra mọi chuyện, đi tìm nàng, nhưng thật đáng tiếc nàng không thể trở về nữa. Câu chuyện lên án chiến tranh phong kiến làm đôi lứa phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạn phúc.
Chi tiết hoang đường Vũ Nương trở về trên bờ sông Hoàng Giang, nói nốt với Trương Sinh về tình duyên đã hết, nàng không thể trở về. Hai đường âm – dương sao có thể trùng phùng.
“ Chuyện người con gái Nam Xương” Cho ta thấy cái tài của Nguyễn Dữ khi ông đã xây dựng một nhân vật Vũ Nương hiền lành, đảm đang, chung thủy, một nhân vật Trương Sinh hay ghen tuông, ba phải. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người sâu nặng, tình tiết chân thật đời thường ông đã xây dựng được hình tượng nhân vật vô cùng sống động, mang ý nghĩa xa hội cao. Do đó, tác phẩm của ông giáo dục chúng ta lòng yêu thương con người sâu sắc, lòng quyết tâm sống chiến đấu vì quyền sống và hạnh phúc con người.