Chu vi hình bình hành, công thức tính Chu vi hình bình hành
Chu vi hình bình hành, cách tính và công thức tính chu vi hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ trong hình bình hành. Ngoài ra, giainghia.com cũng có công thức liên hệ giữa chu vi hình bình hành và diện tích của nó. Bạn cũng nên tham khảo các công thức lượng giác để áp dụng ...
Chu vi hình bình hành, cách tính và công thức tính chu vi hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ trong hình bình hành. Ngoài ra, giainghia.com cũng có công thức liên hệ giữa chu vi hình bình hành và diện tích của nó. Bạn cũng nên tham khảo các công thức lượng giác để áp dụng linh hoạt trong việc giải toán, sao cho hiệu quả nhất. Vì phần lớn, không phải lúc nào đề bài cũng cho ta sẵn dữ liệu về các cạnh hình bình hành, mà sẽ bắt ta phải tính ra chúng, từ đó suy ra chu vi hình bình hành. Để hiểu thêm, bạn cũng nên tìm hiểu công thức tính diện tích hình bình hành nhé.
Chu vi hình bình hành
Chu vi hình bình hành được định nghĩa là tổng chiều dài tất cả các cạnh hình bình hành. Mà nên nhớ, các cạnh đối diện nhau của hình bình hành thì bằng nhau. Vậy nên ta có công thức tính chu vi hình bình hành như sau:
P = 2.(a+b)
Như vậy, Chu vi của một hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Việc tính chu vi hình bình hành rất đơn giản, ta có thể tính con số này khi biết các cạnh của hình bình hành, hoặc từ số đo 2 đường chéo và góc trong thì ta có thể suy ra chu vi hình bình hành ngay.
Các công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành khác:
S = a. ha= b.hb.
P = 2.(a+b)
ha = b.sin α1.
hb = a.sin α1.
sin α1 = sin α2. α1 + α2 = 180o
d1,2 = √(a2 + b2 – 2.ab.cos α1,2)
Trong đó:
P – chu vi, S – diện tích, a và b – các cạnh, d1,2 – đường chéo, ha – chiều cao trên cạnh a, hb – chiều cao trên cạnh b, α1 và α2 – các góc tương ứng đỉnh A và đỉnh B.
Công thức liên hệ giữa chu vi hình bình hành và diện tích hình bình hành:
P = 2(a + b) = 2.(S/ha + S/hb)
Hình bình hành là gì?
Hình bình hành là tứ giác có 2 cặp cạnh đối song song với nhau, hoặc 1 cặp cạnh đối song song và bằng nhau. Vì vậy, hình bình hành có 2 góc đối bằng nhau, 2 đường chéo cắt nhau tại tâm. Định nghĩa trong hình học Euclide thì, hình bình hành là một tứ giác được tạo thành khi 2 cặp đường thẳng song song cắt nhau, hay nói đúng hơn đó là một hình thang đặc biệt.
Tính chất của hình bình hành:
- Các cạnh đối của hình bình hành song song và bằng nhau.
- Các góc đối của hình bình hành bằng nhau.
- Hai đường chéo hình bình hành cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- Đường cao là khoảng cách vuông góc giữa các cạnh đối diện.
Hình bình hành là một tứ giác đặc biệt
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Hình bình hành là hình thang: Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
Trên đây là công thức tính chu vi hình bình hành cũng như các tính chất liên quan mà bạn có thể áp dụng. Tùy từng bài toán mà bạn sẽ có cách tính chu vi hình bình hành linh hoạt, nên biết áp dụng linh hoạt các định lý, cũng như công thức lượng giác và hình học khác.