Chủ nghĩa hiện sinh và phản văn hóa
Chủ nghĩa hiện sinh và phản văn hóa Đứng về toàn bộ hệ thống mà xét, chủ nghĩa hiện sinh, cũng như chủ nghĩa duy linh - nhân vị chẳng có gì gọi là sáng tạo "địa phương", nhưng sự lựa chọn của nó lại hoàn toàn không phải tùy tiện, mà bị quy định một cách chặt chẽ bởi những điều kiện xã hội. Ít ...
Chủ nghĩa hiện sinh và phản văn hóa
Đứng về toàn bộ hệ thống mà xét, chủ nghĩa hiện sinh, cũng như chủ nghĩa duy linh - nhân vị chẳng có gì gọi là sáng tạo "địa phương", nhưng sự lựa chọn của nó lại hoàn toàn không phải tùy tiện, mà bị quy định một cách chặt chẽ bởi những điều kiện xã hội. Ít nhất chủ nghĩa hiện sinh đã nói rõ những chủ đề sau
Đứng về toàn bộ hệ thống mà xét, chủ nghĩa hiện sinh, cũng như chủ nghĩa duy linh - nhân vị chẳng có gì gọi là sáng tạo "địa phương", nhưng sự lựa chọn của nó lại hoàn toàn không phải tùy tiện, mà bị quy định một cách chặt chẽ bởi những điều kiện xã hội. Ít nhất chủ nghĩa hiện sinh đã nói rõ những chủ đề sau.
Chủ đề về sự phản kháng, về nổi loạn. Người ta coi đó là con đường giải thoát của từng cá nhân, cũng có nghĩa là của cả xã hội miền Nam, và đương nhiên nó đối lập một cách gay gắt với con đường đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa hiện sinh tự xác định là triết học về hiện hữu. Sự hiện hữu đích thực đòi hỏi phải có tự do. Tự do không phải là tính tất yếu được nhận thức, mà theo chủ nghĩa hiện sinh, là sự lựa chọn của cá ohân bằng cách "đảm nhận", làm chủ thái độ đối với cuộc sống. Nhưng đây là sự lựa chọn liều lĩnh, sự phản kháng, sự nổi loạn chống lại sự phi lý của vũ trụ. Lựa chọn liều lĩnh, nổi loạn bởi vì một khi con ngưòi "bị ném vào" vũ trụ đó, con ngưoừi không có nguyên tắc nào để lựa chọn, không có căn cứ nào để phán đoán đúng - sai.
Đó là cuộc "nổi loạn siêu hình” mà chủ nghĩa hiện sinh nói tới như một phát kiến lớn.
Các nhà hiện sinh oử Sài Gòn cấu viện tới những nhà triết học cổ đại phương Đông để tô điểm cho "cuộc sống thực" đó. Đức Phật thuyết pháp rằng: "một trong những hại lớn của con người chính là trí thông minh". Lão Tử cảnh tỉnh rằng: "Tri giác và hoạt động con người càng đi sâu vào ngoại giới thì càng xa Đạo". Cái đạo "vô vi", cái hình ảnh về cuộc sống theo bản năng của một hài nhi mà Lão Tử nói đến được ngưòi ta thích thú và được coi như mẫu mực của cuộc sống.
Chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ hoàn toàn cần tới cuộc sống "nổi loạn siêu hình" này để dập tắt "cuộc nổi loạn hiện thực", tức cuộc đấu tranh cách mạng đang ngày một uy hiếp sự tồn vong của nó.
Chủ nghĩa duy linh - nhân vị của công giáo không còn nữa vì vậy nó cũng không chậm chạp trong việc đưa chủ nghĩa hiện sinh Kytô vào. Người ta kêu gọi quay về "hiện sinh chân chính", bỏi vì, chỉ ở đó "con người vốn là thực thể hữu hạn" mới kết hợp với "tồn tại siêu tự nhiên", tức Chúa. Cho nên, Chúa mới là nguyên nhân của hiện sinh, là cơ sở của tự do hiện sinh.
Phật giáo cũng tìm cách hiện sinh hóa không những bằng cách hòa nhập một cách chiết trung nhiều khái niệm của hai hệ thống vốn xa lạ với nhau. Cuối cùng, nó muốn đưa ra một đa tạp về sự nổi loạn siêu hình ấy là tôn giáo (mà đây là Phật giáo), rằng đó là con đường "dân tộc" nhất so với bất cứ con đường nào, rằng giải thoát cục bộ không phải là giải thoát; chỉ có các tôn giáo mới là giải thoát toàn thể; toàn diện, bởi vì một khi ý thức và tâm thức được chuyển hóa toàn diện thì tất cả sự mâu thuẫn nội tâm và mâu thuẫn xã hội mới chấm dứt, chiến tranh mới không còn lý do tồn tại.
Thực ra, "sự nổi loạn siêu bình" của các nhà hiện sinh ở Sài Gòn còn là một bước thụt lùi so với những người theo triết học đó ở châu Âu khi họ nói tới con đường giải thoát của Phật giáo. Một so sánh được đưa ra: "nhân bản hiện đại" còn nỗ lực thắc mắc, xao xuyến và không muốn chấm dứt những ý thức đó. Còn Phật giáo thì lại muốn đưa con người đến chỗ "ăn nghỉ, thanh bình, yên lặng". Cái "cốt yếu", "sâu xa" của Phật giáo hoàn toàn phù hợp với một chủ nghĩa cải lương của chủ nghĩa thực dân, một hình thức tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản.
Đi liền với chủ đề vể tự do, về nổi loạn là chủ đề về tham gia. Chủ nghĩa hiện sinh cũng cho rằng, đây là một nguyên tắc bởi vì nếu tự do là cái thiện cao nhất thì con người phải có hành động tự do, tức con ngưòi càng tham gia triệt để thì con người càng thực hiện trọn vẹn một hành động đạo đức.
Ở miền Nam Việt Nam lúc này, có người tưởng là "trong sạch" khi chọn một sự nổi loạn gọi là ở "bên lề lịch sử", nghĩa là chẳng chọn chế độ Sài Gòn, cũng chẳng chọn cộng sản. Thái độ chán ghét chính trị đó, cái "hệ tư tưởng không mùi vị" đó được trình bày như một cái gì hấp dẫn. Hậu quả hệ tư tưởng của nó là làm cho người ta chẳng còn phân biệt được tên đao phủ và nạn nhân của nó, làm lu mờ sự thống trị hiện thực với những mâu thuẫn không thể dung hòa, gieo rắc tư tưởng coi mọi quyền lực ngang nhau, quyền lực nằm ngoài đấu tranh giai cấp. Và với thái độ vô chính trị đó, mọi lý luận vể quá trịnh xã hội đều trở thành thừa và lỗi thời.
Những người theo chủ nghĩa hiện sinh coi tham gia hành động đương nhiên không phải để cải tạo thế giới, mà để tự định nghĩa, tự thể hiện. Đối với họ, thế giới là phi lý. Trái với Hêghen và cả Mác, cũng theo họ, cho thực tại là duy lý. Từ luận đề trên, nhiều nhà lý luận của chế độ Sài Gòn cũng cho rằng, thực tại miền Nam Việt Nam cũng là phi lý. Vì thực tại đó không có ý nghĩa cho nó nên người ta tùy ý gán cho nó một ý nghĩa mà người ta muốn. Nhà hiện sinh Sài Gòn thích gán cho thực tại đó sự tàn phá bởi "dịch hạch", một hình tượng của A.Camuy. Đằng sau cái ẩn dụ "dịch hạch" của Camuy, người ta còn nhìn thấy cái lưỡi hái thần chết của bọn quốc xã áo nâu khủng khiếp, còn đằng sau cái ẩn dụ hãi hùng đó ở Sài Gòn, thì hoàn toàn không thấy bóng dáng bọn xâm lược đâu cả. Cái thế giới "dịch hạch" miền Nam Việt Nam này cũng giống như cái thế giới "Buồn nôn" của Satrơ. Trong đó mọi bản thể sinh ra không có nguyên cớ, kéo dài cuộc sống bằng sự yếu đuối và chết vì sự tình cờ. Bản thể là phi lý !.
Thực tại miền Nam là phi lý, cho nên cuộc kháng chiến chống xâm lược cũng là phi lý, cũng là công cuộc "dã tràng xe cát", là cái việc lăn đá của Sisypơ mà thôi. Bằng hình tượng này của Camuy họ muốn nói rằng, cũng như Sisypơ, cách mạng cũng tàn bạo, cũng giết người, cũng đàn áp bằng bộ máy nhà nước. Và cũng giống như Sisypơ bị trừng phạt trong hỏa ngục, cách mạng cũng bị trừng phạt bởi việc phải thực hiện một cuộc kháng chiến vô vọng và vô ích.
Không tránh khỏi cái lôgíc về tính phi lý của thực tại, các nhà hiện sinh Sài Gòn thừa nhận sự tồn tại của cái ác ở cả hai phía: cách mạng và phản cách mạng.
Làm sao đây trước tình hình đó ? Khó có thể thực hiện thái độ "ở bên lề lịch sử", "nhường cho người khác làm lịch sử", "không tham gia bên nào"... bởi vì mâu thuẫn xã hội đã trở nên gay gắt đến mức đẩy con người tới hai cực tạo nên sự phân hóa xã hội cao độ. "Giữ tay sạch" giữa hai làn đạn là một điều viển vông. Trước tình thế ấy, những kẻ cam tâm khuất phục kẻ thù dân tộc lại mượn lời của Camuy, tự nhận mình là những "hành khách bất đắc dĩ", "bị xếp xuống con thuyền của thời đại", "bị dồn về một bên bờ". Bờ ấy là xã hội miền Nam "đói khổ, xáo trộn và tội ác". Sự lựa chọn duy nhất là chấp nhận cải bến bờ ấy mà thôi. Đó là chủ để thứ ba của chủ nghĩa hiện sinh nổi lên trong thời gian này ở Sài Gòn. Đến chủ đề về sự "chấp nhận", chủ nghĩa hiện sinh công nhiên lộ nguyên hình là công cụ tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc và chính quyền tay sai. Phải nói rằng, nó thực sự là một công cụ tồi tệ đến mức nó vừa lòng vừa vui thỏa trong thất bại, một nét đặc trưng của chủ nghĩa hiện sinh.
Không dừng lại ở đây, hậu quả hệ tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh còn nối dài hơn nữa khi người ta thấy giai cấp thống trị còn muốn rải cái chất độc hệ tư tưởng này ra khắp quần chúng đông đảo bằng cái gọi là lối sống hiện sinh. Nói cho đúng hơn, có kẻ mắc phải cái bả hiện sinh đã sống theo lối sống của nó, nhưng cũng không ít kẻ từ lâu đã chìm đắm trong lối sống của "xã hội tiêu thụ", giờ đây, theo, "chủ nghĩa tùy thời", nói theo từ của học giả Sài Gòn, cũng sống nhân danh chủ nghĩa hiện sinh. Có thể coi đây là một chủ đề nữa của chủ nghĩa hiện sinh trong những năm 60 ở miền Nam Việt Nam.
Chủ nghĩa hiện sinh thực hiện một sự tích hợp nữa bằng cách quy tụ với phong trào Phản văn hóa.
Do yêu cầu của chính sách tư tưởng, Mỹ đã đưa Phản văn hóa vào miền Nam nước ta trong những năm 60 vì lợi ích của nó. Nó đã làm cho Phản văn hóa biến dạng. Người ta vẫn nhận được bộ mặt của Phản văn hóa nhưng dường như trên một tấm gương dị dạng.
Dị dạng đầu tiên ở Phản văn hóa của Sài Gòn là ở chỗ nó vắng bóng chủ nghĩa phủ định. Thiết chế tư bản chủ nghĩa, “tính duy lý, tính kế hoạch, tính hiện đại" của nó không những ở ngoài tầm mắt phê phán của nó mà "xã hội tiêu thụ” còn lôi kéo nó. Văn hóa đại chúng với những phương tiện đại chúng đã hút Phản văn hóa vào cơ cấu của nó. Phản văn hóa ở Sài Gòn không lấy việc từ bỏ "con người một chiều" đã đổi tự do để chuốc lấy "sự nô lệ tiện nghi", coi đó là phương tiện duy nhất để khuấy động giới tiểu tư sản.
Phản văn hóa ở Sài Gòn chẳng những không động gì tới thiết chế (establishment) mà lại còn mơ tưởng tới "chân trời năm 2000" với những "người máy sung sướng”. Ở đây rõ ràng ngự trị một thế giới "bái vật giáo”.
Phản văn hóa ỏ Sài Gòn cũng đề xướng "cuộc cách mạng tình dục", cũng khởi dậy "sự nổi dậy của bản năng” để "phục hồi nhân tính". Nhưng ai làm cho mất nhân tính đó thì nó không tìm được câu trả lời nghiêm chỉnh. Hơn thế nữa, nó lại sa vào một mầu thuẫn: dường như chính cái "xã hội tiêu thụ" với thiết chế phì đại quan liêu ấy mở đường cho nó đi vào "cuộc cách mạng tình dục", cho phép nó nảy nở tự do những nhục dục động vật dưới dạng thức của con người, ở đây, người ta cũng thích thực hiện tình yêu đồng giới tính, cũng có những cuộc làm tình và trần truồng tập thể, nhưng không phải là sự phản ứng, sự thách thức đối với cái "lý trí đàn áp" của xã hội kỹ trị mà là sự hòa chung vào "cách mạng tiêu dùng“. Khoa học không phải là đối thủ phải loại trừ mà là một ân nhân, bởi vì nó tìm ra những kích thích khoái cảm, nó có khoa giải phẫu thẩm mỹ để "mở rộng cuộc cách mạng" đó.
Ở đây, cũng xuất hiện những bọn híppy. Nhưng sự kết bạn ở đây không phải nhằm chống lại sự phân biệt nam nữ về chính trị và xã hội, cũng không phải nhằm cùng nhau triệt tiêu cái ác ở trong mỗi con người, xa lánh được sự ô nhiễm của xã hội công nghiệp hòng tập trung vào việc chống ô nhiễm tinh thần. Trái lại, đó là sự kết bạn trên cơ sở tội phạm. Những băng du đãng rất cần cho việc duy trì một đội quân xâm lược và đàn áp của nhà cầm quyền.
Người ta cũng lập ra những tổ chức mang tên Phản văn hóa như "phát triển cộng đồng”, "giáo dục cộng đồng". Cũng có những bọn người trẻ tuổi "không đồ lớn, không thắt nơ, không cà vạt về nông thôn vừa làm vừa hát cho nhau nghe và rủ những người khác cùng hát theo những màn gọi là "hát cộng đồng". Nhưng lột bỏ cái nhãn "cộng đồng" ấy, người ta thấy bộ mặt thực của những tổ chức đó chỉ là. những công cụ "chống nổi dậy", là những thủ đoạn ru ngủ thanh niên bằng những thứ hệ tư tưởng "không mùi vị".
Cần sa, ma túy cũng là sản phẩm tinh thần của Phản văn hóa. Những "nhà nổi loạn” ở phương Tây muốn thay thế "cái tính điều độ", "tính đúng đắn" của xã hội hiện đại bằng những quan niệm ấu thơ như "sự say mê và niềm vui chơi bời", "sự tưởng tượng thiện cảm" của thầy phù thủy và của nghệ sĩ - hội họa. Lối sống mới mà Phản văn hóa muốn xây dựng được gọi là "cuộc cách mạng tâm lý - đắm say", một sự thay đổi tâm trạng của con người bằng cần sa, ma túy. Cái gì đè nén tâm lý ấy ? Phản văn hóa ở Sài Gòn đương nhiên cũng chẳng bao giờ thấy được sự thống trị của bọn bốc lột mà cũng chẳng thấy được như ở phương Tây "rằng đó là kỷ luật kỹ trị".
Phản văn hóa ở phương Tây cũng như ở Sài Gòn được đủ loại triết học phi lý cổ vũ và làm cơ sở tư tưởng cho nó, đáng kể nhất là chủ nghĩa hiện sinh. Một bộ mặt "địa phương", "dân tộc" thường được kể tới là những loại triết học phi lý cổ đại ở phương Đông, đáng chú ý là học thuyết về Thiền được coi là giải pháp tâm lý để giải tỏa sự bế tắc của nền văn minh kỹ thuật, của sự duy lý hóa của xã hội công nghiệp. Còn phải kể tới một loạt sản phẩm của chủ nghĩa phi lý thông tục như tử vi, tướng số, khoa chiêm tinh... mà chủ nghĩa đế quốc và tay sai ra sức chuyên chỏ vào lĩnh vực hệ tư tưởng để hàn gắn sự rệu rã của nó.
Phản văn hóa ở Sài Gòn mang một mâu thuẫn lớn: nó không hề tồn tại như sự phủ định đối với xã hội công nghiệp mà hơn nữa, còn bị cái "xã hội tiêu thụ” đó "tiêu thụ mất". Mâu thuẫn ấy phá từ bên trong tình đồng kết và tính tin cậy của một hệ tư tưởng.
soanbailop6.com