Chủ nghĩa thực dân mới - sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Chủ nghĩa thực dân mới - sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền Hệ tư tưởng thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trong những năm 50 - 60 - 70 thế kỷ XX không phải là cái gì khác mà là hệ tư tưởng tư bản độc quyền được các thế lực phản động ở đây đưa vào sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp đại tư ...
Chủ nghĩa thực dân mới - sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Hệ tư tưởng thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trong những năm 50 - 60 - 70 thế kỷ XX không phải là cái gì khác mà là hệ tư tưởng tư bản độc quyền được các thế lực phản động ở đây đưa vào sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp đại tư sản ở một vùng dù là "ngoại vi" trong thời kỳ khủng hoảng của nó
Hệ tư tưởng thực dân mới ở miền Nam Việt Nam trong những năm 50 - 60 - 70 thế kỷ XX không phải là cái gì khác mà là hệ tư tưởng tư bản độc quyền được các thế lực phản động ở đây đưa vào sử dụng để bảo vệ lợi ích của giai cấp đại tư sản ở một vùng dù là "ngoại vi" trong thời kỳ khủng hoảng của nó. Chủ nghĩa thực dân mới, sản phẩm của chủ nghĩa tư bản độc quyền cũng muốn lấy sự tiến hóa công nghệ làm nền tảng cho xã hội. Nó cũng trưng lên một hệ tư tưởng công nghiệp với "quy tắc chơi chính trị" về những cải cách, về chủ nghĩa cải lương. Và trước cuộc khủng hoảng, nó cũng thực hiện một bước rẽ trái bằng những chủ nghĩa phi lý, từ chủ nghĩa duy linh - nhân vị đến chủ nghĩa hiện sinh, phong trào Phản văn hóa.
Nhà xã hội mácxít Nhật Bản Singô Sibata (Singo Shibata) đã nêu đích danh người kiến tạo lý luận về hiện đại hóa cho chủ nghĩa thực dân mới: đó là V. Rôstao (W. Rostow), tác giả cuốn sách Những giai đoạn tăng trưởng kinh tế, Tuyên ngôn không cộng sản, người đã làm cố vấn chính trị trong nhiều đời tổng thống ở Nhà trắng.
Chắc hẳn người ta muốn nói rằng, miền Nam Việt Nam đang từ xã hội truyền thống, chuẩn bị những tiền đề đi tới "khởi động", sau sáu mươi năm sẽ đạt trình độ "chín muồi". Kennet T.Yơng (Kenneth T.Young) đã nói rõ cái mô hình tương lai đó của miền Nam Việt Nam với mục tiêu thiết lập "những cơ chế hiện đại về hành chính và kỹ thuật".
Hiện đại về hành chính tức tăng cường bộ máy nhà nước để có thể trực tiếp can thiệp vào sản xuất thỏa mãn lý thuyết "cầu" theo chủ nghĩa Keinxơ (Keynes). Nhưng ở cái thuộc địa kiểu mới này, thì việc "hiện đại hóa hành chính" đã biến dạng thành sự phátxít hóa chế độ thống trị hòng đè bẹp cuộc đấu tranh của quần chúng.
Hiện đại về kỹ thuật cũng được Mỹ thực hiện có vẻ ráo riết: người ta đã cử nhiều đoàn khoa học ở các trường đại học sang "trợ giúp kỹ thuật". Nhưng, như trên đã nói, hiện đại hóa về kỹ thuật cũng chủ yếu nhằm vào mặt hành chính, an ninh, giáo dục. Còn "sự trợ giúp kỹ thuật" trong công nghiệp, nông nghiệp thì chẳng đáng là bao. Rút cục, miền Nam Việt Nam về cán bản vẫn ở trình độ của "xã hội cổ truyền". Chủ nghĩa công nghiệp hệ tư tưởng độc quyền trưng lên mới chỉ là một viễn cảnh. Vì vậy, hệ tư tưởng kỹ trị với "sự tích hợp của tính duy lý, tính kế hoạch" với sự chào mời của những "người máy sung sướng" nhiều khi chỉ còn là sự khoa trương về tinh thần.
Chính quyền Sài Gàn cũng lấy chủ nghĩa cải lương, tức việc hực hiện những cải cách làm then chốt để "xây dựng quốc gia", nhưng tất cả những cải cách mà chính quyền của tư sản mại bản thực hiện không có là bao trong việc duy lý hóa công nghiệp, mà chủ yếu trong lĩnh vực chính trị: ấy là những cải cách trong bộ máy nhà nước để tăng cường tính độc tài chuyên chế, ấy là những cuộc thanh toán lẫn nhau (đôi khi từ "cải cách" lại được thay bằng từ "cách mạng"), ấy là những cải cách nông thôn phục vụ cho cuộc bình định của quân xâm lược.
Theo lý luận của Rôstao, trình độ tiến hóa của miền Nam Việt Nam như vậy còn xa mới đạt tới trình độ thứ năm, kỷ nguyên của "tiêu thụ đại chúng cao" và của "Nhà nước thịnh vượng phổ quát", Nhưng, nhà lý luận của chủ nghĩa thực dân mới cũng sớm đưa ra hình ảnh về một "xã hội tiêu thụ". Theo "chính sách điều chỉnh cầu" của Kêinxơ, không phải tín dụng mà tiêu thú mới là nhân tố, về cơ bản, mở rộng "cầu", tăng cường sản xuất và việc làm. Nhà lý luận của chủ nghĩa thực dân mới phóng đại sự tiêu thụ đến mức đặt chỉ số cho đời sống hiện đại theo công thức 3C: Car - Camei-a - Color television (ôtô - máy quay phim - vô tuyến truyền hình màu). Nhưng mỉa mai là chỉ số đời sống đó chẳng phải là phổ biến đối với mọi người, hơn nữa nó được đưa lại chẳng phải do trình độ đã vượt sự "chín muồi kỹ thuật" như Rôstao nói. Nó là sự phồn vinh giả tạo của sự tăng trưởng giả tạo. Mỹ đã thực hiện một sự viện trợ khổng lồ về kinh tế cho miền Nam Việt Nam, nhưng không phải nhằm điều chỉnh "cầu" cho toàn xã hội mà cho đội quân nhà nghề gồm hàng chục vạn người với một màng lưỡi dịch vụ dầy đặc những P.X., những snachbar.
"Đô thị hóa” cũng không phải do sự tăng trưởng kinh tế đưa lại, không phải là kết quả tự nhiên của công nghiệp hóa. Đó là một thứ "đô thị hóa cưỡng bức" nhằm dồn người nông dân vào những trại tập trung khổng lồ nằm trong "chương trình bình định cấp tốc". Đương nhiên, những người dân khốn khổ ấy cũng được hưởng đôi chút thừa thãi do cuộc "cách mạng tiêu dùng” đưa lại.
Các nhà lý luận của chủ nghĩa thực dân mới không nói gì tới những quan niệm về "hội tụ", về "giải trừ hệ tư tưởng”; ngược lại, họ còn la to lên về "cuộc chiến tranh ý thức hệ”. Lý do rất đơn giản: cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam trở nên ngày một gay gắt không cho phép nhà lý luận tư sản mơn trớn ảo tưởng đó. Đôi khi có người nào đó nói đến cái thời có những "chuyên viên lãnh đạo" để Nam Bắc hội tụ với nhau thì như nói tới một cái gì xa xôi, sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Chủ nghĩa công nghiệp thiếu lý luận vể hội tụ, về giải trừ hệ tư tưởng thì chỉ còn là một học thuyết cụt, bị gẫy làm hai. Mâu thuẫn ấy của nó đã làm cho hệ tư tưởng tư sản thực dân mới không những mất tính đồng kết và đi liền với đó, tính có thể tin được, những yêu cầu không thể thiếu của một hệ tư tưởng.
Chủ nghĩa công nghiệp là sản phẩm của hệ tư tưởng kỹ trị thuộc xu hướng duy khoa học, duy lý mà chủ nghĩa thực chứng là hình thức hiện đại của chủ nghĩa duy lý. Vậy quan hệ của hệ tư tưởng kỹ trị và chủ nghĩa thực chứng ở đây ra sao, chủ nghĩa thực chứng phải chăng "không có đất đứng" ở nước ta ?
Nếu ta xem xét lý luận về "những giai đoạn tăng trưởng kinh tế" của Rsôtao và lý luận về "những phổ quát tiến hóa" của T.Pasơn, một tác giả khác của chủ nghĩa công nghiệp, ta sẽ thấy, như trong lịch sử đã diễn ra, sự quy tụ của chủ nghĩa thực dụng Mỹ với chủ nghĩa thực dụng. Những tác giả đó không bao giờ ra khỏi giới hạn hệ tư tưởng của chủ nghĩa công nghiệp: đó là "sự hiện đại hóa công nghiệp" của xã hội tư sản làm thành chiều hướng và mục đích của quá trình lịch sử đi lên. Mỗi trình độ được "chứng thực bằng chân lý sự kiện", một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực chứng. Luận điểm về vai trò công cụ của khoa học (chứ không phải triết học) của chủ nghĩa thực dụng đã hòa với luận điểm của chủ nghĩa thực chứng mới về "độc quyền của khoa học thực chứng trong những tri thức về thế giới".
soanbailop6.com