12/01/2018, 16:59

Lý thuyết: Sự sáng tạo của Mác và Ăngghen về phép biện chứng

Lý thuyết: Sự sáng tạo của Mác và Ăngghen về phép biện chứng Trong những tác phẩm thời trẻ của Mác, trong các bút ký chuẩn bị cho luận án tiến sĩ đã có những nghiên cứu về phép biện chứng. Mác nắm vững một cách thành thạo các quy trình kỹ thuật phức tạp của phép biện chứng ...

Lý thuyết: Sự sáng tạo của Mác và Ăngghen về phép biện chứng

Trong những tác phẩm thời trẻ của Mác, trong các bút ký chuẩn bị cho luận án tiến sĩ đã có những nghiên cứu về phép biện chứng. Mác nắm vững một cách thành thạo các quy trình kỹ thuật phức tạp của phép biện chứng

Trong những tác phẩm thời trẻ của Mác, trong các bút ký chuẩn bị cho luận án tiến sĩ đã có những nghiên cứu về phép biện chứng. Mác nắm vững một cách thành thạo các quy trình kỹ thuật phức tạp của phép biện chứng, phân tích một cách có phê phán, giải thích những chỗ mạnh và chỗ yếu của quy trình kỹ thuật này. Ngay trong những năm 40, Mác đã trao đổi với Phoiơbắc về thái độ phê phán phép biện chứng của Hêghen. Phoiơbắc là người học trò đầu tiên của Hêghen đã thất vọng với phương pháp Hêghen và phê phán một cách căn bản, vứt bỏ nó mà không hề nghiên cứu cải tạo nó. Ông phê phán cơ sở duy tâm, nền tảng của phép biện chứng Hêghen và rời bỏ phép biện chứng Hêghen một cách dứt khoát để đi tới chủ nghĩa duy vật. Nhưng đối với Mác, ở đây không chỉ là chủ nghĩa duy tâm như Phoiơbắc đặt vấn đề mà ngay chính phương pháp của Hêghen cũng không đáp ứng được yêu cầu của sự phân tích triết học đối với đời sống thực tiễn. Cùng với việc nắm được thế giới quan mới cộng sản chủ nghĩa, Mác ngày càng quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu các hiện tượng hiện thực và các quá trình lịch sử trong quá khứ và hiện tại. Để hiểu các vấn đề thực tiễn, sản xuất, các sự kiện chính trị... phương pháp Hêghen tỏ ra bất lực. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 – 1846), khi phê phán phương pháp của những người thuộc phái Hêghen trẻ, Mác và Ăngghen nhận xét rằng, họ tiếp cận bất kỳ một hiện tương xã hội nào với “những thủ pháp đơn giản nhất” của phép biện chứng Hêghen. Bất kỳ sự xung đột xã hội nào, bất kỳ sự khác nhau nào trong các khuynh hướng của đời sống hiện thực họ đều dễ dàng giải thích theo cách hiểu của Hêghen về mâu thuẫn...

Mặc dù ở Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) đã phản ánh một bước tiến mới trong việc vận dụng phương pháp biện chứng, nhưng thực tiễn đòi hỏi phải phát triển hơn nữa. Chính ngay sau Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, việc tổng kết cách mạng 1848 - 1849 đặt ra những yêu cầu mới trong việc vận dụng và phát triển phép biện chứng. Sự thất bại của cách mạng ở Đức, Pháp và các nước khác buộc Mác và Ăngghen phải di cư sang Anh. Thời kỳ này. các ông vận dụng và phát triển phép biện chứng vào đời sống chính trị - xã hội, luận giải một cách tài tình những vấn đề phức tạp nhất lúc bấy giờ trong những biên động có tính chất cách mạng, đúc kết kinh nghiệm và phát triển những vấn đề lý luận chung của phong trào vô sản. Điều đó được thực hiện trong một loạt tác phẩm của Mác: Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850);Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapắctơ (1852); trong tác phẩm của Ăngghen Cách mạng và phản cách mạng ở Đức (1851).

Trong nửa cuối những năm 50, Mác ráo riết nghiên cứu kinh tế - chính trị học. Trong tiến trình nghiên cứu, do tiếp cận đến sự khái mát lý luận cơ bản, Mác ngày càng suy nghĩ nhiểu về vấn đề phương pháp. Các trao đổi thư từ trong nhtìng năm 50 phần nào chứng tỏ điều đó. Sự khái quát về nguyên tắc được thực hiện trong tác phẩm viết dở dang Lời nói đầu cho Các Bản thảo kinh tế 1857 -1858. Ở đây, Mác đã vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vật trong việc nghiên cứu những vấn đề kinh tế. Giải thích vấn đề này, Ăngghen cho rằng, phải lựa chọn phương pháp nào để nghiên cứu: hoặc là phương pháp Hêghen, hoặc là phương pháp siêu hình. Theo Ăngghen, phương pháp siêu hình đã bị Cantơ và Hêghen đập tan tành rồi, nhưng chính phương pháp Hêghen lại không dừng được. Vậy mà chưa ai dám đảm đương nhiệm vụ lớn lao là phê phán phương pháp Hêghen một cách triệt để. Ăngghen nhận xát rằng, Mác là người duy nhất có khả năng đảm đương công việc ấy, phê phán Hêghen một cách toàn diện và triệt để nhằm rút ra được cái “hạt nhân hợp lý”, để khôi phục lại phép biện chứng, giải thoát nó khỏi cái vỏ duy tâm thần bí. Ăngghen nhấn mạnh: “Chúng tôi coi viậc xây dựng được cái phương pháp dùng làm cơ sở cho sự phê phán của Mác đối với khoa học kinh tế chính trị là một thành quả có ý nghĩa vị tất đã kém so với quan điểm duy vật cơ bản”.

Cần nhấn mạnh rằng, vào cuối những năm 50, đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, các phát minh trong khoa học tự nhiên đã cho phép Mác và Ăngghen càng khẳng định thêm phương pháp biện chứng của mình. Ăngghen thừa nhận rằng, lúc này khoa học tự nhiên đã xác nhận phép biện chứng ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với 30 năm trước đó.

Trong những năm 60, về thái độ đối với phép biện chứng Hêghen, chính Mác đã viết nhiều lần trong tập I của bộ Tư bản, trong các bức thư và các bản thảo thời gian đó. Những suy nghĩ của Mác về phương pháp không được thể hiện trong một tác phẩm riêng (mặc dù Mác có ý định viết nó, và sau khi Mác mất, Ăngghen cũng đi tìm bản thảo về “Phép biện chứng” trong lưu trữ của Mác). Tuy vậy, Mác đã áp dụng một cách tài tình, tự giác và đầy đủ cách hiểu của mình vể phép biện chứng trong tác phẩm Tư bản (1867) và để lại những chỉ dẫn chính xác liên quan đến cách hiểu đó. Chính V.I.Lênin cũng nhận xét rằng, nếu Mác không để lại “Lôgíc học” viết bằng chữ hoa, nói một cách khác, không để lại một sự trình bày có hệ thông về phép biện chứng dưới hình thức một tác phẩm riêng biệt, chuyên về vấn đề đó, thì ông đã để lại lôgíc của bộ Tư bản, đã áp dụng phương pháp biện chứng duy vật, tức lôgíc học và lý luận vể nhận thức của chủ nghĩa Mác vào kinh tế chính trị học.

Cho dù kẻ thù của chủ nghĩa Mác thả sức xuyên tạc phép biện chứng của Mác, nhưng có một sự thật rất rõ ràng là: Phương pháp biện chứng của Mác không những khác về căn bản với phương pháp biện chứng của Hêghen mà còn đối lập trực tiếp với phương pháp đó. Mác viết: “Đối với Hêghen thì quá trình tư duy - mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi. Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chảng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”; “ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí”.

Và trong khi chỉ rõ cái hạn chế của phương pháp Hêghen trong việc bảo vệ xã hội hiện tồn, Mác vạch rõ ý nghĩa cách mạng của phép biện chứng của ông: "Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chi đem lại sự giận giữ và kinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưỏng gia giáo điều của chúng mà thôi, vì trong quan niệm tích cực về cái hiện tồn, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện tồn đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ăngghen đã giải thích một cách đầy đủ, hệ thống về những quy luật và phạm trù của phép biện chứng trong giới tự nhiên vô sinh và hữu sinh, trong sự phát triển của xã hội, trong sự sáng tạo về tinh thần, được biểu hiện như thế nào và ông cũng chỉ rõ ý nghĩa to lớn của phép biện chứng đối với thế giới quan mácxít. Cần nói thêm rằng, cuốn sách này đã được Mác độc toàn bộ bản thảo và chương X về khoa kinh tế - chính trị là do Mác viết. Nó một ý nghĩa rất to lớn, đã được coi như một cuốn tóm tắt có tính chất bách khoa về quan niệm của Mác và Ăngghen với các vấn để triết học, khoa học tự nhiên và lịch sử. Trong tác phẩm này, những vấn đề về phương pháp được đặc biệt chú ý. Ăngghen đã đánh giá cặn kẽ phép biện chứng và làm rõ sự khác nhau về nguyên tắc giữa nó và phương pháp tư duy siêu hình. Ăngghen cũng trình bày lịch sử phép biện chứng từ cổ đại cho đến Hêghen và chỉ rõ: “Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phép biện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quan niệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử”.

Trong Chống Đuyrinh, tính chất biện chứng của sự phát triển giới tự nhiên đã được trình bày một cách rõ ràng. Nhưng các ông muốn tiếp tục phát triển hơn nữa phép biện chứng duy vật trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, muốn kiểm nghiệm tính chính xác của phép biện chứng trong các khoa học tự nhiên, trong sự biến đổi của chính tự nhiên và chứng minh rằng những quy luật biện chứng cũng đặc trưng đối với tự nhiên. Nhiệm vụ lý luận này là một phát minh mới, bởi vì trong triết học Hêghen, tự nhiên được hiểu như là cái gì không phát triển trong thời gian Mác là nhà toán học tinh thông và tự coi mình có trách nhiệm theo dõi sự phát triển của toán học để khái quát nó về mặt triết học. Về sau, ông còn nghiên cứu cả sinh lý học và địa chất học. Ăngghen đã để nhiều năm nghiên cứu khoa học tự nhiên, đã khái quát lịch sử khoa học tự nhiên về mặt triết học trong tác phẩm nổi tiếng của minh phép biện chứng của tự nhiên.

Trong tác phẩm này, Ăngghen đã luận chứng một tư tưởng là: sự phát triển của các khoa học tự nhiên, mở đầu từ thời đại Phục hưng, diễn ra theo con đường mà đến giữa thế kỷ XIX, khoa học tự nó, tuy không nhận thức được điều đó, đã tiếp cận cách hiểu biện chứng về giới tự nhiên. Phép biện chứng của tự nhiên đồng thời là kiểu mẫu của chủ nghĩa duy vật chiến đấu, toàn bộ tác phẩm thấm đượm tinh thần của chả ngbĩa duy vật chiếu đấu, đề cao tính đảng của triết học. Qua việc phán tích lịch sử khoa học tự nhiên, Ăngghen chỉ rõ phương pháp tư duy siêu hình được quy định bởi lịch sử và là tất yếu trong thời đại của nó. Vào thế kỷ XVIH, phương pháp siêu hình giúp cho khoa học tự nhiên hệ thống hoá các tài liệu đã tích lũy được; đến cuối thế kỷ XVIII, phương pháp tư duy ấy bắt đầu bị loại bỏ; và vào giữa thế kỷ XIX thì nó hoàn toàn biến thành xiềng xích lớn nhất kìm hãm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Đồng thời, nó lại được giai cấp tư sản củng cố vì lợi ích của giai cấp đó, không từ bỏ nó và không cho phép biện chứng thâm nhập vào khoa học tự nhiên. Vì thế xảy ra tình trạng thậm chí phương pháp siêu hình trong điều kiện giữa thế kỷ XIX còn đưa các nhà khoa học tự nhiên đến với thần học.

Trong tác phẩm này, Ăngghen cũng thử phân loại các hình thứ: vận động của vật chất mà điều đó có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng, về thực chất, Ăngghen trình bày giả thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển của thế giới vật chất, và cố gắng phác họa một sơ đồ về bức tranh của giới tự nhiên...

Sự phát triển của tri thức khoa học tự nhiên ngay từ cuối thế kỷ XIX và đặc biệt là trong thế kỷ XX đem lại những cái mới mà những quan điểm của Ăngghen về các hình thức cụ thể của vận động vật chất, tất nhiên đã lạc hậu. Nhưng, việc tiếp cận biện chứng chung đến chỗ hiểu được các kết quả phát triển khoa học, đến việc giải thích giới tự nhiên vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa của chúng trong thời đại ngày nay.

Cần chú ý rằng, việc vận dụng và phát triển phép biện chứng duy vật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội còn được các ông tiếp tục nghiên cứu và trình bày trong các tác phẩm: Nội chiến ở Pháp (1871); Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875) của Mác; Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học (1880),Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước (1884); Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1886) của Ăngghen.

*

*    *

Như Mác viết trong “Lời tựa” cho tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế- chính trị, lịch sử triết học Mác chứng tỏ toàn bộ quan điểm của Mác và Ăngghen là kết quả nghiên cứu trung thực của nhiều năm; tính chân lý và tính cách mạng của nó không có gì đáng nghi ngờ. Và triết học Mác, ngay từ khi mới ra đời, đã biểu hiện ra không phải là những điều cứng nhắc, mà là kim chỉ nam cho hành động. Đó là học thuyết triết học sinh động, luôn phát triển một cách sáng tạo rrong mối liên hệ hữu cơ với thực tiễn và các khoa học khác.

soanbailop6.com

0