Những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh
Những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh Sự phát triển của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh trong hơn một nửa thế kỷ đã chứng tỏ rằng hai trào lưu trên đã gặp nhau ở những nguyên tác phương pháp luận và có xu hướng đi tới một nội dung giống nhau. Chủ nghĩa hiện sinh chỉ đạt tới quy chế của ...
Những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh
Sự phát triển của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh trong hơn một nửa thế kỷ đã chứng tỏ rằng hai trào lưu trên đã gặp nhau ở những nguyên tác phương pháp luận và có xu hướng đi tới một nội dung giống nhau. Chủ nghĩa hiện sinh chỉ đạt tới quy chế của học thuyết triết học rõ ràng nhờ hiện tượng học
Sự phát triển của hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh trong hơn một nửa thế kỷ đã chứng tỏ rằng hai trào lưu trên đã gặp nhau ở những nguyên tác phương pháp luận và có xu hướng đi tới một nội dung giống nhau. Chủ nghĩa hiện sinh chỉ đạt tới quy chế của học thuyết triết học rõ ràng nhờ hiện tượng học.
Có đặt chúng trong một bối cảnh lịch sử thì mới thấy rằng, không phải như Huxéclơ nghĩ, chủ nghĩa hiện sinh là hiện tượng thoái hóa biến chất, mà trái lại là sự tự phơi bày, là sự nối tiếp những nguyên tắc cơ bản trong di sản của Huxéclơ. Có thể nói được rằng, trong truyền thống triết học khoa học, hiện tượng học đã thực hiện "một cách yên lặng”, một bước ngoặt đi về phía trái, còn chủ nghĩa hiện sinh thì đã kế thừa những nét lớn của nó, như vậy là chúng gắn bó với nhau và cùng chung một số phận.
Tuyên bố đầu tiên tức vấn đề thứ nhất mà chủ nghĩa hiện sinh đặt ra, là trở về "thực tại chân thực", là hiện thực được "vết cắn thực tại" (G.Mácxen), là xuất hiện với cuống rốn còn nông nổi (Kiếckêgo). Vì yêu cầu tìm về thực tại đó, như G.Mácxen nồi, đối tượng của chủ nghĩa hiện sinh là sự thống nhất không thể chia cắt giữa hiện hữu và bản thể, là sự đồng nhất thế giới hiện hữu và bản thể.
Mặc dù ra sức kế thừa di sản của chủ nghĩa duy lý cổ điển, nhất là của Đềcáctơ và Cantơ, hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh đều không thừa nhận vật chất là thực thể duy nhất, là căn cứ duy nhất của sự tồn tại và của nhận thức, không thừa nhận đối tượng vật chất hoàn toàn độc lập với tri thức của con ng ười về nó, không tính đến những cái siêu nghiệm như "vật tự nó" của Cantơ. Cái ở ngoài tri thức, ở ngoài tư tưởng của ta được chủ nghĩa hiện sinh coi là "vũ trụ tự nó", "cái tự nó” đã tạo cho thực thể một sự sung mãn dầy đặc, không một kẽ hở, ý muốn nói nó mờ mịt về mình, tức không có ý thức. Tự nó là đồng nhất với chính mình: nó chính là nó và là không là gì nữa. Không là gì nữa, tức là cái tự nó không cần đến vật nào khác để làm nguyên nhân, làm cứu cánh hoặc mẫu mực cho nó. Nó không có lý do cho sự tồn tại và không có nghĩa gì cả. Nó là một bản thể không cần hiện hữu, và cũng không cần có năng lực sáng tạo nào để cắt nghĩa nó. Chủ nghĩa hiện sinh không hoàn toàn phủ nhận tính khách quan của thế giới vật chất, không thừa nhận "vật tự nó" của Cantơ, nhưng nó cũng là người theo chủ nghĩa bất khả tri, bởi vì dưới con mắt của nó, "cái vũ trụ tự nó" hoàn toàn không tồn tại theo quý luật. Satrơ cho rằng, ở nó, tính ngẫu nhiên và tính sự kiện là tuyệt đối. Và như vậy, hiện hữu là thừa, là vô lý, nó là một khối hỗn mang. Khi Satrơ nói nó gây ra sự chán ngấy, "buồn nôn" chính vì cái bản thể "chẳng là cái gì" của nó.
Nhưng trong cái thế giới "tự nó” đó, với những vật và của những người "chẳng là gì" chìm ngập trong trạng thái mịt mù về mình, một trạng thái thô sơ, lãnh đạm, câm lặng và vô nghĩa, vô lý đó, có những người nhờ có ý thức mà hiện hữư. hiện hữu của tạo vật là hiện hữu "tự nó", còn hiện hữu của con người là hiện hữu "vì nó". Và bây giờ, vũ trụ cũng là "vũ trụ vị tôi". Nhiều người viết về chủ nghĩa hiện sinh đều trích dẫn một đoạn văn trong tác phẩm Mời gọi của Simonơđơ Bôvoa (Simone de Beavuoir) để nói về sự trở thành "cái vị tôi" của Phrăngxoagiơ khi nàng đi vào phim trường, nơi làm việc của nàng.
Lý luận về hiện hữu của chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa đa nguyên và một mục đích học, bởi vì nó cho rằng nhờ "cái nhìn của ý thức" mà một vũ trụ dàn trải chung quanh ta và bắt đầu hiện hữu cho ta. Haiđécghe viết: tôi là bản thể mà nhờ đó mới có bản thể. Đó là sự vùng trỗi dậy của cái vị nó - nghĩa là ý thức làm nảy sinh một vũ trụ. Có bao nhiêu ý thức của cá nhân thì có bấy nhiêu cách nhìn vũ trụ. Vũ trụ thay đổi cùng với những cá nhân, những dân tộc, những thời đại.
Cách đặt vấn đề theo hiện tượng học đều tập trung vào ý thức, tức vào tính chủ thể, hay "tính chủ quan”, "tính nội tại". Như Satrơ đã nói, khởi điểm triết học hiện sinh là tính chủ quan của cá nhân. G.Mácxen cho rằng, đó là "kinh nghiệm bên trong tức thời" do chủ nghĩa duy kinh nghiệm đưa lại. Chủ thể của hiện tượng học, như vậy là một hình nhân bản thể học bị cắt đứt... khỏi hiện thực kể cả việc chẳng biết tới những điều kiện sinh ra nó, bị đóng kín trong một không gian và thời gian rõ ràng, được bày đặt từ đủ thứ mà những tọa độ không liên hệ gì với không gian hiện thực và thời gian lịch sử. Ta có thể thấy rõ điều này khi theo dõi Satrơ bàn về ý thức, về "cái vị nó". Ý thức có vai trò hư vô hóa, nói khác đi, từ gốc rễ của nó, ý thức có một khả năng mâu thuẫn như sau: là cái ta không là, và không là cái ta là. Hòan cảnh mà ý thức được tạo nên sẽ như sau: một đằng tôi không là cái mà tôi là nữa, tức "cái tự nó" của tôi, bởi vì để nhận xét nó, tôi đã hư vô hóa nó. Nhưng tôi cũng không là người nhận xét phóng mình ra khỏi "cái tự nó", vì rằng, không có gì khác ngoài "cái tự nó", như vậy là không hiện hữu. Vì vậy, để thoát khỏi cái hư vô này và giữ được cái đặc ân của "cái vị nó", tức ý thức, tôi phải chiếm đoạt ý thức thực tại của "cái tự nó" và trở nên "cái vị nó - tự nó". Simonơđơ Bônvon đã diễn tả công thức nổi tiếng trên về ý thức của Huxéclơ như sau: "Tôi đã nhìn tôi rất lâu trong tấm gương, kể chuyện đời tôi cho tôi nghe, tôi đã không bao giờ nắm được tôi như một đối tượng đầy đủ, tôi nhận thấy trong tôi cái trống rỗng này chính là tôi" (Pyrrhus và Cinéas).
Từ vũ trụ "tự nó" sang vũ trụ “vị nó", con người hiện hữu. Nhưng hiện hữu nẩy ra lúc nào ? Chủ nghĩa hiện sinh lấy cái vô thức để giải thích cái ý thức tiên nghiệm đó. Nếu Arixtốt nói rằng, khoa nọc bắt đầu bằng sự ngạc nhiên, thì chủ nghĩa hiện sinh cũng cho rằng hiện hữu bắt đầu bằng sự ngạc nhiên. Trong cuốn Buồn nôn, Satrơ đã miêu tả cái phút đặc biệt đó như sau: "Và đó, bỗng nhiên. Chà ! bỗng nhiên sáng như ban ngày: Hiện hữu tức khắc bị vén màn lên. Nó đã mất dáng điệu vô hại của phạm trù trừu tượng, nó là bột đúc nên vạn vật, cái rễ cây này nhào đầy hiện sinh".
Các nhà hiện sinh trình bày sự xuất hiện của hiện hữu như một sự tình cờ, như một huyền nhiệm lớn. Nếu hệ tư tưởng công giáo quan tâm tới số người được "ân sủng" của Chúa, thì các nhà hiện sinh cũng cho rằng, ý thức vể hiện hữu rất hiếm có. Chỉ những người muốn thực hiện một cuộc sống cao hơn mới có hiện hữu, còn đám đông chỉ biết vồ vập những đối vật trong vũ trụ, lấy đó làm điều kiện cho cuộc sống không có tự do của mình.
Vấn đề mối quan hệ giữa hiện hữu và bản thể mà chủ nghĩa hiện sinh giải quyết như trên đã đánh dấu một bước suy thoái vể hệ tư tưởng, nhất là nếu so với chủ nghĩa duy lý cổ điển , đặc biệt với chủ nghĩa duy lý của Đềcáctơ.
Khác với chủ nghĩa Đềcáctơ, một học thuyết lấy lý trí toàn năng để biểu hiện trước thế giới hiện thực, lấy những hiển nhiên trí tuệ làm đòn bẩy để lý trí nắm bắt hiện thực. Hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh, bằng lý thuyết về hiện hữu đã thực hiện một sự san bằng kể cả cắt xén thuộc tính của những thao tác tinh thần.
Tiếp theo vấn đề quan hệ giữa hiện hữu và bản thân là vấn đề quan hệ giữa hiện hữu và bản chất, vấn đề vừa nói được chủ nghĩa hiện sinh giải quyết như sau: ở con người, hiện hữu có trước bản chất.
Satrơ đã giải thích luận đề cơ bản này được tóm lược như sau: Nói theo ngôn ngữ triết học thì mọi đối tượng đều có một bản chất và một hiện hữu. Nhà hiện sinh người Pháp định nghĩa "bản chất là một toàn thể những đặc tính trường tồn”. Còn hiện hữu là "một hiện diện nào đó trong vũ trụ". Tư tưởng tôn giáo chủ trương bản chất đi trước hiện hữu bởi vì nó tin rằng Chúa đã dựng nên con người thì Chúa phải tạo dựng con người bằng cách quy chiếu về một tư tưởng mà Chúa đã có về con người. Trái lại, ở sinh vật, bản chất có trước hiện hữu, bởi vì nó bị thống trị nghiệt ngã bởi chủ nghĩa định mệnh. Chỉ riêng ở Chúa thì hiện hữu và bản chất là một, vì Chúa "tự hữu"và "hằng hữu”.
Người ta còn phần biệt bản chất phổ quát và bản chất cá nhân. Bản chất phổ quát làm cho con người thành người. Nhưng chĩ có bản chất cá nhân mới mở đường đi tới tự do cần hiểu luận đề đó thế nào ? Nhà hiện sinh nói tới khái niệm "sống trong hoàn cảnh" để nói về sự phụ thuộc của con người vào vũ trụ. Nhưng con người vẫn lựa chọn được bản chất của mình. Có những sự kiện con người không làm chủ được, nhưng con người vẫn làm chủ thái độ đối với chúng, chọn được cách nhìn đúng; Con người "đảm nhận" chúng.
Hiện hữu là một siêu việt vĩnh cửu, cho nên ở con người bao giờ cũng điễn ra sự vươn lên cái mà "ngưòi ta là". Người ta chỉ có thế hiện hữu bằng cách tự do thực hiện một cuộc sông cao hơn bằng cách thực hiện không ngừng dự phóng về cái tôi.
Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, bản chất đó là tự do của con người và lựa chọn bản chất chính là lựa chọn tự do. Cần xem xét khái niệm tự do này của chủ nghĩa hiện sinh, nó khá tiêu biểu cho hệ tư tưởng tư sản.
Các nhà hiện sinh cho rằng, sự vật bị chi phối bởi những quy luật của tất yếu, nên không có tự do. Còn con người nhờ ý thức là trực giác, chứ tuyệt nhiên không phải là lý trí, cho nên có tự do. Là hành động bản năng, nó mang tính tự phát, nó không có nguyên động lực nào khác ngoài chính nó: tự do bởi chính tự do sinh ra, tự do là tự thể hiện, tự do luôn luôn là dự phóng và chỉ có dự phóng mới tạo điều kiện cho tự do được bảo đảm bỏi vì nếu con người đạt tới mực đích rồi thì không còn tự do. Cho nên, lựa chọn là để hiện hữu chứ không dừng lại ở con ngưòi tự do nào, là lựa chọn con người "sẽ là", bởi vì con người tự do là một mẫu có sẵn. Muniê viết: "chúng ta ỉà một sự tự do để lựa chọn, chúng ta không lựa chọn để làm những con ngưòi tự do".
Sự lựa chọn hiện sinh chủ nghĩa khêu gợi một chân trời như vô tận, nó lựa chọn bất kể bản chất gì mà hiện hữu của nó dẫn tới, kể cả việc tự do không lựa chọn, bởi vì sự phủ định cũng chính là sự khẳng định là sự tự phát minh của cá nhân nào đó để khỏi sa vào một mẫu, một hệ thống, một quy phạm có sẵn.
Chủ nghĩa hiện sinh tuyên bố lựa chọn một cách tự do, lựa chọn không có điểm tựa, không theo đuổi một mục đích sẵn có nào, tất cả đều là dự phóng, mà đã là dự phóng thì chẳng có cái nào hơn cái nào. Do vậy, Thiện Ác sẽ không thể phân biệt. Trong tác phẩm Hay là... hay là, Kiếckêgo viết: "không phải lựa chọn giữa Thiện và Ác mà là giữa những điều mình muốn". Còn trong vở kịch Ruồi của Satrơ, Ôrêsta nói với Guypite rằng: do mỗi người phát minh một con đường riêng, một luật riêng, cho nên đối với anh ta chẳng có Thiện, Ác nào cả.
Sự lựa chọn một cách tự do không chỉ biểu hiện ở cảm tính trách nhiệm mà còn ở sự lo âu. Chính cái tầm độ những lựa chọn đã dẫn tới cảm tính lo âu. Do chỉ sống bằng dự phóng cho nên con người như được ném vào không trung, không bờ không bến, như quẳng vào đại dương mông mênh mà người thủy thủ không có la bàn. Lo âu là căn bệnh của người lựa chọn một cách tự do. Nhà hiện sinh cho đó là cảm tính bi thiết nhưng rất cao cả, bởi vì chỉ với nó, con người mới có một cuộc sống đích thực: cuộc sống theo đuổi tự do không cùng.
Vì phải không ngừng lựa chọn tự do giữa một dòng lo âu cuồn cuộn chảy, con người chỉ còn cách là lựa chọn liều lính, là nổi loạn, là biến lo âu thành điên rồ. Muniê viết: "Tình trạng một người phải lựa chọn chỉ là tình trạng của một người phải liều. Một liều thì "ba bẩy cũng liều” như vậy thì con người phải tham gia, phải nhập cuộc, phải xuống thuyền, vì, nhà hiện sinh quả quyết, đây mới là cuộc sống thực sự, là hiện hữu, là để trở thành cái con người sẽ trở thành. Đến đây, người ta thấy chủ nghĩa hiện sinh không núp kín trong cái tính nội tại nữa, mà nhập cuộc vào hành động, cho rằng hành động thực sự mới là tham gia, và tham gia trọn vẹn nhất là hành động.
Nítse (Niezsche) nói: "mọi'hành động nhất thiết không thể dò xét được". Có nghĩa là hành động chỉ để hành động, hành động cũng "vô bằng". Satrơ nói: nó phi lý vượt ngoài mọi lý lẽ. Tham gia, hành động một cách tự do như thế là một sự vận động mà nhà hiện sinh gọi là sự thăng hoa, sự cải hóa, sự vượt lên, bước nhảy vọt, sự tự hoàn thiện, sự siêu việt (cũng có nghĩa là Chúa), không phải sum (là) mà là sursum (siêu là).
Nhưng trong cuộc xông pha vào đêm tối của cuộc đời đó, con người bị một sức mạnh truyền kiếp trói buộc, đó là tha nhân. Tha nhân là gì ?
Các nhà hiện sinh chưa đủ luận chứng để nói rằng các triết học đó, kể cả triết học Mác, chưa để ra vấn đề bản chất của quan hệ giữa người và người. Chủ nghĩa hiện sinh không phải là lần đầu tiên mà chỉ là tiếp tục giải quyết vấn đề đó. Điểu khác biệt là ở chỗ nó đã tư biện bằng khái niệm tha nhân.
Nhà hiện sinh cho rằng, hiện hữu của tha nhân là tội tổ tông của con người, vì vậy, nó gắn chặt với thân phận của con người.
Một mặt, con người không thể đơn độc tiến tới hiện hữu mà phải sống với tha nhân, cho nên Giátspe (Jaspers) cho rằng, sự thông cảm với tha nhân là khát vọng cuối cùng của triết học. Nhưng thông cảm không là đối tượng của sự nhận thức, mà theo nhà hiện sinh tồn giáo, là đối tượng của đức tin. Vì vậy, khó có một sự thông cảm hoàn bị, nhưng dù sao nó cũng nhờ đức tin mà đương đầu với mọi nguy hiểm.
Nhưng mặt khác, bản chất của quan hệ giữa hai ý thức không phải là mitsein (cùng sống) mà là sự tranh chấp. Tha nhân chính là người tranh chấp, người "giẫm chân’’lên cái tôi chủ thể. Cho nên, chính "địa ngục là tha nhân". Đó là nhận xét của nhân vật Gátxanh (Garcin) trong vở kịch Huis - clos (Kín cửa). Tha nhân là địa ngục làm cho tôi bị tha hóa và do đó chiếm trọn lấy tôi.
Chủ nghĩa hiện sinh coi tha hóa là một hiện tượng vĩnh cửu, bơi vì, nó thuộc bản chất của con người. Con người chỉ có thể hiện hữu một cách tự do, thực hiện một cuộc sống cao hơn, cho nên nó phải lần lượt khắc phục hêt tha hóa này đến tha hóa khác, tha hóa tiếp tục mọc lên trên con đường vô tận. Bởi vì, tha hóa bắt nguồn từ cuộc sống, có những tương quan hiện sinh giữa tôi và tha nhân. Tất cả mọi cái mà con người tiếp xúc trong cái "hiện thực phi lý" của cuộc đời tức tha nhân đều đã làm cho con người tha hóa bằng cách chiếm đoạt tự do đích thực của nó. Mất tự do, con người không còn là mình nữa, cho nên, phải sống lệ thuộc vào người khác không phải là mình nữa.
Vì xa lìa Chúa, con người trở thành tội lỗi. Để chấm dứt tội lỗi tức sự tha hóa, tín hữu phải quay về với Chúa. Con người tội lỗi này chính là anh ta nhưng lại xa lạ với anh ta.
Như vậy, là mọi thực thể mà tôi tiếp xúc, tức tha nhân, vừa làm tôi tha hóa, nhưng lại vừa biểu hiện nguyện vọng của tôi. Chúng vừa là tôi, vừa xa lạ với tôi.
Tha hóa tức là sự đánh mất mình bao hàm con người mà tôi đánh mất chính là tôi. Nhưng tôi đã trở nên xa lạ với chính tôi.
Tha hóa cứ vĩnh hằng kéo dài cùng với sự tồn tại của tha nhân, cho nên con người chỉ có một đường, theo chủ nghĩa hiện sinh chỉ ra, là mỗi người khép kín trong hiện hữu của mình bên hàng xóm tha nhân. Mỗi người là một thế giới đóng kín, cho nên cũng là một thế giới cô đơn. Nỗi cô đơn ở đây là tuyệt đối, bởi vì trước khi thông cảm với tha nhân thì buồn chỉ có một, nhưng thông cảm rồi thì buồn tăng lên gấp bội. Điểm đáng chú ý ở đây là nhà hiện sinh cao cả hóa và thi vị hóa cái cô đơn, cái đau khổ, cái thất bại của mình, cho đó là cuộc sống đích thực.
Cao cả hóa ở chỗ nó cho rằng cô đơn là cảm tính của người kiệt xuất đã hiện hữu. Còn đám đông, một khối đồng thể, không hiện hữu cho nên chẳng biết cô đơn là gì.
Thi vị hóa ở chỗ nó vui thỏa trong thất bại, kể cả trong cái chết, nó hoan lạc, nhưng hoan lạc não nùng, nó vững dạ về hiện hữu và lạc lõng cũng vì hiện hữu.
Đó là thân phận của con người bị tha hóa dưới con mắt bi quan phi lý chủ nghĩa hiện sinh.
soanbailop6.com