Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý
Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý. Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít). ...
Chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý
Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý. Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít).
Cuộc khủng hoảng trong triết học tư sản mang hình thức xung đột giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi lý.
Chủ nghĩa duy lý triết học cũng như bản thân triết học đã có nguồn gốc từ thời cổ đại (Arixtốt, Đêmôcrít). Điều quan trọng ở đây là xem xét cơ cấu của chủ nghĩa duy lý đã trở thành triết học thống ngữ ở xã hội tư bản ngày nay và xu thế phát triển của nó. Đó là quan hệ biện chứng giữa hai khuynh hướng triết học: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong những điều kiện lịch sử - cụ thể.
Chỉ có ngược dòng lịch sử để tìm cơ cấu bên trong của chủ nghĩa duy lý triết học mới có thể thấy được những hình thốc của hệ tư tưởng triết học thống trị. Những hình thức đó là gì ? Trước hết đó là hình thức của chủ nghĩa duy lý hiện đại. Chủ nghĩa thực chứng vẫn là một chủ nghĩa duy lý được kết hợp bởi chủ nghĩa kinh nghiệm (Hium) và chủ nghĩa hình thức (Laibnítxơ), nó trình bày mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội như những điều được chứng minh bằng lôgíc, bằng quan sát, bằng lập luận, bằng "tính", bằng "phương pháp thực nghiệm", và trên cơ sở đó, nó tuyên bố "sự cáo chung" của chủ nghĩa phi lý, của "bái vật giáo" của chủ nghĩa thần bí, V.V..
Nhưng sự thật chủ nghĩa thực chứng là một chủ nghĩa duy lý mà so với thời kỳ cổ điển của nó, cái động lực bên trong cửa nó đã mòn vẹt đi quá nhiêu, và song song với điều đó, yếu tố duy vật của nó càng ngày càng bị loại trừ. Bởi vì, mặc dầu có nhiều lời tuyên bố này nọ. Chủ nghĩa thực chứng đã tiến hành cuộc đấu tranh chống hệ tư tưởng tôn giáo, chống chủ nghĩa duy linh một cách hình thức.
Chủ nghĩa phi lý được dùng để chỉ những xu hướng phản ứng, dưới nhiều hình thức, thể hiện như là những "sự phê phán" đối với lý trí, đối với sự duy lý (khoa học, kinh tế, chính trị), thường tìm về tư tưởng của quá khứ, và chính bằng cách đó, chúng tồn tại một cách dai dẳng đáng kể.
Trước hết, điều quan trọng là không nên lẫn lộn chủ nghĩa phi lý hiện đại, một hiện tượng về cơ bản có tính hiện đại với những hệ tư tưởng trước chủ nghĩa duy lý, nhất là với tôn giáo, hệ tư tưởng thống trị trong các xã hội phong kiến, tiển tư bản chủ nghĩa, ở đây, quan hệ giữa chủ nghĩa phi lý hiện đại với thần thoại, tôn giáo dưới những hình thức đả thay đổi một cách sâu sắc.
Nguồn gốc lịch sử của chủ nghĩa phi lý triết học đã có từ lâu. Nếu nhìn lại bản thần triết học thời kỳ ánh sáng, một chủ nghĩa duy lý tư sản thế kỷ XVIII thì người ta thấy được đối âm của nó trong trào lưu của chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa kiên tín, chủ nghĩa thần cảm, chủ nghĩa Mesme (Mesmer) . Xu hướng này kéo dài tới thế kỷ XIX thành một mảng rộng lớn gồm "triết học của tự nhiên" (Sêling), "triết học làng mạn" (nôvaỉítsơ), chủ nghĩa hiện sinh Kitô (từ Kiếckêgo) V.V.. Bên cạnh trào lưu tôn giáo còn có trào lưu phi ỉý vô thần và vô chính phủ từ Stiếcnơ đến Nítse.
Hệ tư tưởng chính thức của chủ nghĩa quốc xã (hệ tư tưởng của máu lửa, của chủng tộc, của không gian sinh tồn) đă được chuẩn bị sẵn sàng bởi chủ nghĩa phi lý thể chế, ở nơi này là Bécsôn, ở chỗ khác là Nítse, Haiđécghe và trong giới trí thức, được dần dần thay thế bằng "một sự đảo lộn những giá trị" của tiến bộ khác và nền dân chủ chính trị tư sản vốn gắn với chủ nghĩa duy lý cổ điển.
Tất cả những chủ nghĩa phi lý đó, một mực phê phán "chủ nghĩa đế quốc" của lý trí, của khầi niệm, của Hệ thống (hệ thống kinh khủng của Hêghen) phê phán thần học duy lý hay "thần học mới" tức khoa học. Từ Bécsôn, Nítse, Haiđécghe, Huxéclơ, trào lưu triết hục phi lý đã dẫn tới những triết học phi lý hiện đại: triết học đời sống, nhân học triết học, triết học về ham muốn, về bạo động siêu hình... Tất cả những loại triết học phi lý trên thường là chống khoa học đôi khi là cận khoa học, đặc biệt khi nó khai thác những mâu thuẫn trong sinh học, tập tính học, tâm lý học, phân tâm học, dân tộc học... Có một triệu chứng quan trọng về mặt chính trị - xã hội, triết học phi lý thường mang bộ mặt vô chính phủ: không chỉ ở chỗ nó chối từ cuộc đấu tranh của quần chúng bị áp bức, mà còn chìm sâu vào những xung đột tưởng tượng về quyền lực, về giới tính. Chủ nghĩa phi lý ấy hướng theo chủ nghĩa chống Nhà nước và chủ nghĩa chống vật chất.
Từ cuối những năm 60, trên cơ sở những thất bại của chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới, những mâu thuẫn của bộ máy tư tưởng của nó đã bộc lộ rõ ràng, cuộc nổi loạn tinh thần của quần chúng, nhất là tầng lớp thanh niên đã diễn ra gay gắt. Trước tình hình đó, hệ tư tưởng thống trị bắt buộc phải thực hiện một sự trở mặt bằng cách thể hiện một bộ mặt trái với bộ mặt cũ của nó. Chủ nghĩa phi lý chính là sự thỏa hiệp khá "chông chênh" do tình thế đặt ra: nó vừa che đậy chủ nghĩa thực chứng (cũng như sinh thái học, "sự tăng trưởng số khống" là những chiêu bài tạm thời, cục bộ của sự tích lũy tư bản chủ nghĩa), đồng thời nó vừa là triệu chứng của sự chống đối mà nó vấp phải.
Cuộc khủng hoảng của chủ nghía tư bản rõ ràng đã đẻ ra chủ nghĩa phi lý. Những mâu thuẫn của nó không có lối thoát (trừ phi được giải quyết bằng không tưởng, bằng sự thụt lùi hay bằng tưởng tượng cá nhân), nhưng luôn luôn chúng được đặt trên cơ sở của chủ nghĩa thực chứng. Như vậy, chủ nghĩa phi lý không bao giờ là hình thức thống trị trên phạm vi xã hội của hệ tư tưởng tư sản, nó chỉ báo cho người ta biết sự gay gắt của những mâu thuẫn mà chủ nghĩa thực chứng thống trị đã cung cấp cho một giải pháp tưởng tượng nào đó.
soanbailop6.com