Cách mạng xã hội không cộng sản
Cách mạng xã hội không cộng sản Sự trống trải về hệ tư tưởng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 vẫn tiếp tục kéo dài, chủ nghĩa hiện sinh và Phản văn hóa đã đến đúng lúc để cứu nguy cho chế độ đang nghiêng ngả ...
Cách mạng xã hội không cộng sản
Sự trống trải về hệ tư tưởng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 vẫn tiếp tục kéo dài, chủ nghĩa hiện sinh và Phản văn hóa đã đến đúng lúc để cứu nguy cho chế độ đang nghiêng ngả
Sự trống trải về hệ tư tưởng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 vẫn tiếp tục kéo dài, chủ nghĩa hiện sinh và Phản văn hóa đã đến đúng lúc để cứu nguy cho chế độ đang nghiêng ngả. Nhưng những loại triết học phi lý đó không thể đóng vai trò một hệ tư tưởng thống trị được. Chủ nghĩa tư bản độc quyền hiện tại bao giờ cũng cần tới một chủ nghĩa cải lương, không những để che khuất sự xung đột giai cấp mà còn sử dụng như một kiểu tổ chức những ứng xử để phục vụ lợi ích của nó. Sự xuất hiện những nhóm Lập trường, Thái độ ở miền Nam Việt Nam muốn đi tìm những con đường về "cách mạng xã hội", một mặt, là phản ánh nhu cầu đó của giai cấp thống trị. Dưới cái nhãn "cách mạng xã hội" đó, còn phải kể tiếp tới những chủ nghĩa sặc sỡ khác nữa: "xã hội bình dân", "cách mạng xã hội dân chủ", "chủ nghĩa xã hội dân chủ"... Nhưng mặt khác, sự xuất hiện ồ ạt những thứ lý luận về "cách mạng xã hội" đó cũng chứng tỏ xu hướng muốn tìm tối chủ nghĩa xã hội, tới con đường cách mạng là điều không tránh khỏi trong quần chúng, đồng thời sự suy sụp của các lý tưởng tư sản là điều quá rõ ràng.
Các nhà lý luận của "cánh tả mới" trông đợi ở "thế giới thứ ba" sẽ đóng được vai trò người cung cấp lý luận cho hành động bạo loạn của họ và những khẩu hiệu của họ sẽ được cụ thể hoá trong quá trình xã hội - chính trị ở các nước đó để đi tới xây dựng một xã hội mới mà họ mong đợi. Những thứ lý luận cách mạng không vô sản đó đã gây ra những ảo tưởng cho những đại diện của xu hướng không mácxít ở các nước thuộc "thế giới thứ ba" về "con đường thứ ba", "lực lượng thứ ba", về "cách mạng không cộng sản" trong hướng đi lên của đất nước.
Các nhà lý luận về "cách mạng không cộng sản" ở miền Nam không hề quan tâm tới việc phê phán chủ nghĩa tư bản. Họ có phê phán Mỹ, nhưng không với tư cách phê phán chủ nghĩa đế quốc, mà chỉ nhằm vào một số biện pháp thuộc chính sách của Mỹ: việc Mỹ giúp đỡ các thế lực độc tài, thối nát như bè lũ Ngô Đình Diệm, hay Thiệu - Kỳ, chính sách cố vấn chính trị của Mỹ. Nhưng họ vẫn chấp nhận, vẫn đồng tình với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Giữa hai yếu tố chống cộng sản và chống Mỹ, thì chống Mỹ chỉ là tạm thời và dừng lại ở vài ba mặt, còn chống cộng sản là cơ bản và lâu dài, hơn nữa còn nhất trí trên nền tảng của chủ nghĩa chống cộng sản. Việc phê phán Mỷ được tô vẽ như là "cách mạng" nhung hoàn toàn là sự phê phán đơn giản, có nghĩa là nó mới nêu ra được một số hiệu quả của nó, rằng đó là xấu, thối nát, chuyên chế về chính trị, suy đồi về đạo đức, nghèo khổ về đời sống... Sự phê phán chỉ xứng đáng là sự phê phán mang tính cách mạng và khoa học khi người ta nghiên cứu được quá trình kinh tế - lịch sử đã tất yếu sinh ra các giai cấp và cuộc đấu tranh giai cấp, và từ tình hình do quá trình đó tạo ra, tỉm được những phương pháp giải quyết cuộc đấu tranh giai cấp.
Các nhà "cách mạng không cộng sản” nói rằng, họ suất phát từ tình trạng bất công, nghèo khổ để đặt vấn đề "thăng tiến tầng lớp lao động", nhưng "cái nhu cầu căn bản" mà chủ nghĩa cải lương của họ muốn bố thí cho người lao động không phải là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản "để thăng tiến", không phải đưa ruộng đất cho người cày để xóa bỏ chế độ áp bức ngàn đời đối với nông dân.
Cơ cấu kinh tế mà người ta muốn nhờ Mỹ giúp đỡ là một nền sản xuất nhỏ nhằm thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng hàng ngày được gọi là "nhu cầu căn bản". Cái viễn cảnh kinh tế đó chẳng những không có tính chất cách mạng, mà còn là bảo thủ, phản tiến hóa, bởi vì, bằng cách đó, họ đã muốn quay lùi bánh xe lịch sử lại, thể hiện ở chỗ khẳng định một chế độ đã bị lịch sử phê phán.
Họ mơ hổ nghĩ rằng "cách mạng xã hội không cộng sản" này tương tự như Cách mạng tư sản Pháp 1789. Ở thời đại đã xuất hiện chủ nghĩa xã hội, mà muốn thực hiện cách mạng tư sản Pháp thì chỉ là một con đường quá cũ kỹ lạc hậu. Nhưng thực là đáng buồn, những "nhà cách mạng không cộng sản" ấy đại diện cho một lực lượng xã hội không còn vai trò lịch sử, cho nên, cũng chẳng theo kịp các nhà cách mạng phong kiến, thiết lập một xã hội tư bản chủ nghĩa phù hợp với sự tiến hóa của loài người.
Chủ nghĩa cải lương tư sản do những "người cách mạng không cộng sản" đề xưống chỉ gây một vài tiếng vang trong những năm 1964 - 1966. Ngọn gió lớn của cách mạng đã nhanh chóng thổi tắt nó như tắt một ngọn nến tàn lụi và dồn toàn bộ hệ tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới vào cuộc khủng hoảng triền miên.
soanbailop6.com