Lý thuyết: Nhân học triết học - Tập hợp triết học phi lý và khoa học về con người
Lý thuyết: Nhân học triết học - Tập hợp triết học phi lý và khoa học về con người Nhân học triết học, một trào lưu triết học Đức đã xuất hiện từ những năm 20. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, bị chủ nghĩa hiện sinh lấn át, nó phát triển chậm lại. Nhưng trong hai thập kỷ vừa qua, nó biến ...
Lý thuyết: Nhân học triết học - Tập hợp triết học phi lý và khoa học về con người
Nhân học triết học, một trào lưu triết học Đức đã xuất hiện từ những năm 20. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, bị chủ nghĩa hiện sinh lấn át, nó phát triển chậm lại. Nhưng trong hai thập kỷ vừa qua, nó biến thành một trào lưu rộng rãi có tham vọng lý giải bằng lý luận của tri thức hiện đại về con người, hòng đạt tới một quan niệm mới về bản chất con người.
Nhân học triết học, một trào lưu triết học Đức đã xuất hiện từ những năm 20. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, bị chủ nghĩa hiện sinh lấn át, nó phát triển chậm lại. Nhưng trong hai thập kỷ vừa qua, nó biến thành một trào lưu rộng rãi có tham vọng lý giải bằng lý luận của tri thức hiện đại về con người, hòng đạt tới một quan niệm mới về bản chất con người.
Nhân học triết học, một mặt, duy trì một vài phương hướng chủ yếu của triết học nhân học phi lý chủ nghĩa thuộc nửa đầu thế kỷ XX, trước hết của chủ nghĩa hiện sinh; mặt khác, ra sức xác định và sử dụng những cách xem xét và lý giải riêng của mình về con người hòng giải thoát khỏi, hoặc những cực đoan phản khoa học của chủ nghĩa hiện sinh, hoặc khỏi sự giải thích duy khoa học, duy lý chủ nghĩa về con người, đồng thời bảo đảm sự thống nhất nào đấy giữa những quan điểm triết học và khoa học cụ thể về con người.
Xuất phát từ luận điểm cho rằng, bản chất tự nhiên của con người tự mình đã đưa con người ra ngoài giới hạn của tính xác định thuần túy tự nhiên, các nhà nhân học triết học đã ra sức khắc phục khuôn khổ chật hẹp của sự phân tích khoa học tự nhiên và xem xét con người trên một chiều rộng hơn của các khoa học về tinh thần, về văn hóa (dân tộc học, ngôn ngữ học, xã hội học, lịch sử tôn giáo, nghệ thuật...). Do đó, phạm vi phân tích nhân học không còn bị hạn chế bởi nhân học tự nhiên và tâm lý học động vật truyền thống của Đức nữa, mà được mở rộng ra bao gồm cả nhân học xã hội Anh và nhân học văn hóa Mỹ.
Ngay từ 1928, M. Sêlơ (M.Scheler), người sáng lập nhân học triết học, trong tác phẩm Vị trí của con người trong vũ trụ đã đề ra việc cần thiết phải lập ra "nhân học triết học" với tư cách là khoa học chủ yếu về bản chất của con người. Nó thống nhất việc nghiên cứu khoa học cụ thể, trực quan, những phạm vi khác nhau của sự tồn tại con người với sự nhận thức toàn vẹn, với triết học của nó.
Trong tác phẩm Những giai đoạn của thế giới hữu sinh và con người (1928), H. Pletnơ (H. Plessner), một người sáng lập khác của nhân học triết học, đã xét tới một vài khía cạnh của bản chất con người gắn với mối quan hệ của nó với thế giới động vật và thực vật.
Tiếp đó, A. Gêlen (A. Gehlen), E. Rôthake (E. Rothaker), A. Pốcman (A. Portman), H.E. Henstenbéc (H.E. Hengstenberg), H. Lanman (M. Landman) và nhiều người khác, đã tiếp tục chương trình của M. Sêlơ (M. Scheler). Nhưng trong nửa thế kỷ qua, nhân học triết học không sao trở thành học thuyết toàn vẹn về con người và chẳng bao lâu lại biến thành những nhân học khu vực riêng biệt chỉ được lý giải về mặt triết học - sinh học, tâm lý học, tôn giáo, văn hóa.
soanbailop6.com