Chọn và phân tích một số câu thơ trong bài thơ Cảnh ngày hè
Đề bài: Chọn và phân tích một số câu thơ trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Người đời biết đến Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị, quân sư tài ba, một trung thân ái quốc thương dân mà còn là một tác gia văn học của nền văn học Việt Nam. Nếu để kể tên những mười tác giả trong thời ...
Đề bài: Chọn và phân tích một số câu thơ trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Người đời biết đến Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị, quân sư tài ba, một trung thân ái quốc thương dân mà còn là một tác gia văn học của nền văn học Việt Nam. Nếu để kể tên những mười tác giả trong thời kì văn học trung đại thì không thể nào không nhắc đến Nguyễn Trãi. Trong sự nghiệp văn học của ông bài thơ Cảnh ngày hè là một bài thơ thể hiện rõ tấm lòng yêu thiên ...
Đề bài: của Nguyễn Trãi.
Người đời biết đến Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà chính trị, quân sư tài ba, một trung thân ái quốc thương dân mà còn là một tác gia văn học của nền văn học Việt Nam. Nếu để kể tên những mười tác giả trong thời kì văn học trung đại thì không thể nào không nhắc đến Nguyễn Trãi. Trong sự nghiệp văn học của ông bài thơ Cảnh ngày hè là một bài thơ thể hiện rõ tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước và yêu con người. Đặc biệt bốn câu đầu của bài thơ là bốn câu thơ đắt về bức tranh thiên nhiên mùa hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Nguyễn Trãi đã từng miêu tả bức tranh thiên nhiên Côn Sơn Ca tuyệt đẹp với những rêu, những đá, những tiếng suối chảy. Tưởng chừng chỉ có bài thơ ấy là hay nhất, bức tranh thiên ấy là đẹp nhất nhưng Nguyễn Trãi lại một lần nữa xuất thần trong bức tranh cảnh ngày hè, rực rỡ và giàu cảm xúc. Bức tranh ấy còn chứa đựng cả một tâm trạng lớn của nhân vật trữ tình. Câu đầu trong đoạn thơ trên như giới thiệu hoàn cảnh để nhà thơ thưởng thức bức tranh ngày hè:
“Rồi hóng mát thưở ngày trường”
Câu thơ ngắt nhịp 1/2/3 ngắt chữ “rồi” riêng lẻ ra với ý nghĩa nhấn mạnh trạng thái hiện tại của tác giả. “Rồi” có nghĩa là rỗi rãi, nhàn nhã, không có việc gì làm. Có thể nói bài thơ này được viết khi Nguyễn Trãi đã xa rời chốn quan trường nhiều nguy hiểm thị phi. Nhà thở trở về quê hương sống nhàn hạ như một lão nông dân hiền lành chất phác. Đời sống tuy nghèo nhưng nhàn nhã và bình yên. Tính từ “rồi” là nguyên nhân để cho nhà thơ có cơ hội hóng mát. “Ngày trường” là ngày dài, ở đây tác giả có ý muốn nói đến một ngày dài nơi thôn quê vào mùa hạ hay cũng có thể là muốn nói sự nhàn rỗi khi làm quan khiến cho một ngày trôi qua rất dài. Nó không giống như trước đây khi nhà thơ làm quan, không chỉ bận bịu với việc nước mà còn phải lo nghĩ trăm bề. Dù hiểu theo cách nào suy cho cùng nhà thơ vẫn muốn thể hiện sự yên bình nhàn rồi của bản thân khi xa lánh chốn quan trường lao xao, nguy hiểm. Đồng thời câu thơ cũng là lời tựa, giới thiệu hoàn cảnh để nhà thơ chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc của mùa hè.
Bức tranh thiên nhiên mùa hè được thể hiện qua ba câu thơ còn lại. Đó là một bức tranh thiên nhiên giàu hình ảnh, màu sắc và sự phát triển:
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
Thứ nhất, bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè giàu hình ảnh. Nhà thơ đã vẽ ra trước mắt chúng ta những hình ảnh thiên nhiên đẹp mà thân thuộc, bình dị mà nên thơ, mộc mạc mà say đắm lòng người. Đó là hình ảnh của hoa hòe trước bức tường nhà nọ, là hoa lựu trước hiên nhà và cánh hoa sen một đời tinh khiết. Những loài hoa ấy thường nở vào mùa hè nên nó chính là đặc trưng của mùa hè. Đã có một vài câu diễn tả thật chính xác cảnh đẹp mùa hè:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Ở đây nhà thơ cũng chọn cho mình hoa hòe, hoa lựu, sen để tô cảnh ngày hè. Thường thường khi nhắc đến mùa hè người ta thường nghĩ ngay tới hoa phượng. Trong một bài hát nào đó đã có câu: “Trong tiếng hát ve phượng hồng là hoàng hậu đó”. Điều đó có thể cho thấy được sự tiêu biểu của hình ảnh hoa phượng vào mùa hè. Tuy nhiên, đó là hoa dành cho tuổi học trò, nhà thơ đã giúp chúng ta nhận ra bức tranh thiên nhiên của mình tả cảnh hè với những loài hoa trước tường, trước hiên của những người nông dân chất phác mộc mạc chứ không phải một nơi nào khác. Ta có thể mường tượng ra một khung cảnh một ông lão tuổi đã xế chiều tay cầm quạt mo phe phẩy hóng mát. Trước hiên nhà hoa lựu nở rộ, trên bức tường rào hòe cũng đơm bông, dưới ao đầm sen vừa hé mở. Qủa là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Bức tranh ấy không chỉ giàu hình ảnh mà còn đậm đà màu sắc. Nếu trước đó tác giả chỉ vẽ lên những nét vẽ đầu tiên về hình ảnh của sự vật ngày hè thì giờ đây tác giả đang tồ màu cho chúng. Hoa hòe màu xanh, hoa lựu màu đỏ, còn hoa sen màu hồng. Đây là những gam màu nóng biểu trưng cho mùa hè. Dưới ánh nắng hè chói chang từng bông hoa rực rỡ như càng rực rỡ hơn, tươi thắm hơn vậy. Vẻ đẹp ấy có thể “thiêu cháy” bất cứ ai ngắm nhìn nó.
Nếu chỉ có hình ảnh, màu sắc thì bức tranh của nhà thơ không có gì đặc biệt so với những bức tranh thiên nhiên khác. Điểm đáng chú ý ở đây là bức tranh của nhà thơ còn chứa đựng sự vận động của sự vật. Người ta thường nói “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng”. Câu ấy có nghĩa rằng mùa xuân là mùa sinh sôi, mùa hạ là mùa phát triển, mùa thu có sự thu hoạch, mùa đông ta đem cất trữ.
Theo đúng quy luật của tự nhiên hoa hòe, hoa lựu, hoa sen ở bức tranh này cũng có sự phát triển như thế. Các động từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn” thể hiện rõ sự phát triển ấy. Hoa hòe nở ra từng lớp lớp đùn nhau lên xanh tươi cả một bức tường. Hoa lựu như tự phun lên màu sắc của mình còn hoa sen với hương thơm thoảng vào gió như đưa hương bay rộng khắp không gian, làm dịu mát ngày hè nắng oi ả.
Bốn câu thơ như bốn nét vẽ để làm nên một bức tranh thiên nhiên ngày hè hấp dẫn người đọc. Phải nói nhà thơ Nguyễn Trãi là một người tài bà thì mới có thể vẽ nên một bức tranh độc đáo đến thế. Bức tranh ấy không chỉ giàu có về hình ảnh, ngập tràn màu sắc mà còn ngan ngát mùi hương và có sự vận động.