Cho trẻ ăn cơm sớm thì trẻ mau cứng cáp có đúng không?
Trẻ ăn cơm sớm Theo quan niệm của các cụ trước kia nghĩ rằng cho con ăn cơm sớm thì trẻ mau cứng cáp, chính vì vậy nhiều chị em phụ nữ hiện nay vẫn cho con ăn cơm sớm. Đó là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học, mà ngược lại còn ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát ...
Trẻ ăn cơm sớm
Theo quan niệm của các cụ trước kia nghĩ rằng cho con ăn cơm sớm thì trẻ mau cứng cáp, chính vì vậy nhiều chị em phụ nữ hiện nay vẫn cho con ăn cơm sớm. Đó là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học, mà ngược lại còn ảnh hưởng đến tiêu hóa, sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Cho trẻ ăn cơm sớm, bộ máy tiêu hóa của trẻ chưa thích ứng kịp thời từ chế độ ăn hoàn toàn là sữa mẹ sang chế độ ăn đặc và cứng nhất là khi chưa có răng, trẻ không nhai được rất khó tiêu hóa. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh thậm chí còn là nguồn lây lan, truyền bệnh cho trẻ.
Đối với trẻ em thì chế độ ăn được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.
Nguyên tắc cho trẻ ăn cần thực hiện theo trình tự như sau:
* 6 tháng đầu hoàn toàn bú sữa mẹ.
* 6 tháng trở lên cùng với sữa mẹ tập cho trẻ ăn bổ sung mội ngày 1-2 bữa bột loãng, quấy đặc dần lên, mỗi bữa 4-6 thìa (tương đương 20-30 ml)
* Từ 7-8 tháng: bú mẹ+3 bữa bột đặc (2/3 bát mỗi bữa và quả nghiền).
* Từu 9-11 tháng: bú mẹ +3 bữa bột hoặc cháo (3/4 bát mỗi bữa) + 1 bữa phụ.
* Từ 12-24 tháng: bú mẹ + 3 bữa cháo đặc hoặc cơm nát (1 bát mỗi bữa) +2 bữa phụ.
* Từ 25-36 tháng: 3 bữa chính +2 bữa phụ. Trẻ có thể ngồi ăn cùng gia đình nhưng ưu tiên thức ăn cho trẻ, cơm nấu mềm và hơi nát.