24/05/2018, 16:28

Chính sách phát triển quốc gia

Kể từ năm 1991-2000, Malaysia thi hành chính sách phát triển quốc gia (NDP – National Development Plan), còn gọi là OPP2. Ở giai đoạn này, Malaysia phát triển một nền kinh tế cân đối, chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức ...

Kể từ năm 1991-2000, Malaysia thi hành chính sách phát triển quốc gia (NDP – National Development Plan), còn gọi là OPP2. Ở giai đoạn này, Malaysia phát triển một nền kinh tế cân đối, chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức là nhìn về phương Nam (Look South), nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình Phát triển Mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ, để trong vòng 30 năm sẽ đưa Malaysia thành nước phát triển toàn diện. Nhằm đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, Chính phủ Malaysia đã đề ra các mục tiêu quan trọng sau đây:

• Nhanh chóng chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế.

• Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào các nghành kinh tế, tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến.

• Phát triển các nghành công nghiệp có kỹ thuật cao (Hi-tech), không khuyến khích các nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như trước đây, vì hiện nay đang thiếu lao động, và chuyển đầu tư các nghành này ra nước ngoài. Thế nhưng mục tiêu này đã bị ảnh hưởng ít nhiều do kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Năm 1998, tăng trưởng GDP của Malaysia là -6,7%, đồng Ringgit mất giá 65%.

Tuy nhiên, nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến nay đang phục hồi khá nhanh. Hiện nay, Malaysia là nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới.

Mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia được thúc đẩy chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng điện tử. Tuy nhiên, cũng do quá chú trọng tới lĩnh vực nghành hàng này nên năm 2001-2002, Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt dốc của nền kinh tế toàn cầu và sự đình trệ của nghành công nghệ thông tin. GDP năm 2001 chỉ tăng trưởng 0,5% do kim nghạch xuất khẩu của năm giảm gần 11% nhưng đã phục hồi với mức tăng 4,1% trong năm 2002. Ngày 21/5/2003, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chiến lược mới hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia, một chiến lược nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả, tạo một nền tảng kinh tế tăng trưởng ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Đây là một chính sách trọn gói tập trung vào 4 chiến lược chính và 90 biện pháp nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố bên ngoài, đó là: • Kích thích đầu tư tư nhân

• Tăng cường năng lực canh tranh quốc gia

• Phát triển các nhân tố tăng trưởng mới

• Tăng tính hiệu quả của cơ quan quản lý Với tổng mức đầu tư tài chính cho các biện pháp này là 7,3 tỉ RM. Chính phủ Malaysia dành ưu tiên cho phát huy nội lực qua khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tư nhân (đầu tư tư nhân giảm từ 90 tỷ RM năm 1997 xuống còn 34,5 tỷ RM năm 2001); giảm phụ thuộc vào bên ngoài; phát triển khoa học, công nghệ; tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục; nâng cao mức sống của người dân, (đặc biệt là người có thu nhập thấp); nâng cao khả năng và hiệu quả của kinh tế nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục có chính sách nâng đỡ các doanh nghiệp người bản xứ, gốc Mã Lai. Đến năm 2003, mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia là 4,9% và đạt mức đỉnh cao 7,0% trong năm 2004.

Hiện kinh tế Malaysia đang phát triển với các nền tảng vững chắc như hệ thống ngân hàng tài chính mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư thương mại cao luôn được duy trì. Năm 2005, ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã công bố quyết định hủy bỏ chính sách ấn định tỉ giá hối đoái của đồng Ringgit với đồng USD đã áp dụng từ 1/9/1998, thay vào đó sẽ áp dụng chính sách “thả nổi có quản lý” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại.

Theo kết quả thăm dò của tổ chức đánh giá Korn/Ferry International (KFI),

Malaysia được xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về triển vọng kinh doanh trong 5 năm tới ở khu vực Đông Á.

Kể từ năm 1991-2000, Malaysia thi hành chính sách phát triển quốc gia (NDP – National Development Plan), còn gọi là OPP2. Ở giai đoạn này, Malaysia phát triển một nền kinh tế cân đối, chủ trương mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, tức là nhìn về phương Nam (Look South), nhằm tranh thủ thị trường tiêu thụ.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1996-2000) và lần thứ 8 (2001-2005) bắt đầu được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch dài hạn 30 năm (1990-2020) gọi là “Chương trình Phát triển Mới” hay “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu đưa Malaysia trở thành một nước phát triển vào năm 2020. Đây là giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ, để trong vòng 30 năm sẽ đưa Malaysia thành nước phát triển toàn diện. Nhằm đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao, Chính phủ Malaysia đã đề ra các mục tiêu quan trọng sau đây:

• Nhanh chóng chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sang nền kinh tế có lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế.

• Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài (FDI) vào các nghành kinh tế, tranh thủ vốn và kỹ thuật tiên tiến.

• Phát triển các nghành công nghiệp có kỹ thuật cao (Hi-tech), không khuyến khích các nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như trước đây, vì hiện nay đang thiếu lao động, và chuyển đầu tư các nghành này ra nước ngoài. Thế nhưng mục tiêu này đã bị ảnh hưởng ít nhiều do kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Năm 1998, tăng trưởng GDP của Malaysia là -6,7%, đồng Ringgit mất giá 65%.

Tuy nhiên, nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến nay đang phục hồi khá nhanh. Hiện nay, Malaysia là nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới.

Mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia được thúc đẩy chủ yếu do tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng điện tử. Tuy nhiên, cũng do quá chú trọng tới lĩnh vực nghành hàng này nên năm 2001-2002, Malaysia bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tụt dốc của nền kinh tế toàn cầu và sự đình trệ của nghành công nghệ thông tin. GDP năm 2001 chỉ tăng trưởng 0,5% do kim nghạch xuất khẩu của năm giảm gần 11% nhưng đã phục hồi với mức tăng 4,1% trong năm 2002. Ngày 21/5/2003, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chiến lược mới hướng tới kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia, một chiến lược nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững và đảm bảo một thị trường vốn cạnh tranh, linh hoạt và hiệu quả, tạo một nền tảng kinh tế tăng trưởng ổn định cho cả trung hạn và dài hạn. Đây là một chính sách trọn gói tập trung vào 4 chiến lược chính và 90 biện pháp nhằm tăng cường nội lực cũng như giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nhân tố bên ngoài, đó là: • Kích thích đầu tư tư nhân

• Tăng cường năng lực canh tranh quốc gia

• Phát triển các nhân tố tăng trưởng mới

• Tăng tính hiệu quả của cơ quan quản lý Với tổng mức đầu tư tài chính cho các biện pháp này là 7,3 tỉ RM. Chính phủ Malaysia dành ưu tiên cho phát huy nội lực qua khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tư nhân (đầu tư tư nhân giảm từ 90 tỷ RM năm 1997 xuống còn 34,5 tỷ RM năm 2001); giảm phụ thuộc vào bên ngoài; phát triển khoa học, công nghệ; tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục; nâng cao mức sống của người dân, (đặc biệt là người có thu nhập thấp); nâng cao khả năng và hiệu quả của kinh tế nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục có chính sách nâng đỡ các doanh nghiệp người bản xứ, gốc Mã Lai. Đến năm 2003, mức tăng trưởng kinh tế của Malaysia là 4,9% và đạt mức đỉnh cao 7,0% trong năm 2004.

Hiện kinh tế Malaysia đang phát triển với các nền tảng vững chắc như hệ thống ngân hàng tài chính mạnh, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ cao, cán cân thanh toán hợp lý và thặng dư thương mại cao luôn được duy trì. Năm 2005, ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã công bố quyết định hủy bỏ chính sách ấn định tỉ giá hối đoái của đồng Ringgit với đồng USD đã áp dụng từ 1/9/1998, thay vào đó sẽ áp dụng chính sách “thả nổi có quản lý” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại.

Theo kết quả thăm dò của tổ chức đánh giá Korn/Ferry International (KFI),

Malaysia được xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ về triển vọng kinh doanh trong 5 năm tới ở khu vực Đông Á.

0