09/06/2018, 23:53

Chiếu đèn laser có làm Mặt Trăng đổi màu? - Câu hỏi hay

Nếu mọi người trên Trái Đất chĩa đèn laser vào Mặt Trăng cùng lúc, Mặt Trăng có đổi màu hay không? (Thiên Trang) Hình minh họa: Wordpress. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Nếu mọi người trên Trái Đất chĩa đèn laser vào Mặt Trăng cùng lúc, Mặt Trăng có đổi màu hay không? (Thiên Trang)

chieu-den-laser-co-lam-mat-trang-doi-mau

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Bạn thân mến,
Toàn bộ bề mặt mặt trăng được phủ bởi 10 petawat năng lượng từ ánh sáng mặt trời (10 mũ 16 watt), trong khi nguồn phát laser đỏ điển hình thông thường chỉ có công suất khoảng 5 milliwatt, bị phân tán, bóp méo và hấp thụ một chút khi qua tầng khí quyển. Thời điểm cao nhất chỉ có khoảng 75% dân số thế giới có thể nhìn thấy mặt trăng cùng một lúc. Như thế mỗi người cần phải chiếu 2 megawatt lên bề mặt mặt trăng, vượt xa con số 5 milliwat của nguồn phát laser thông thường của họ.

Quỹ đạo của mặt trăng nằm cách trái đất khoảng 384000 km. Tốc độ ánh sáng là 299792458 m/s. Bề mặt mặt trăng có tính phản xạ, về mặt lý thuyết, mất 2,56 giây để một tia laser đi đến mặt trăng và phản xạ trở lại. Tuy nhiên, nếu câu hỏi thực sự là mắt người có nhìn thấy chấm sáng đó trên mặt trăng không? Không bao giờ, bạn sẽ không thể nhìn thấy.

Các máy phát laser đắt tiền được thiết kế để giảm thiểu ánh sáng tản ra, được gọi là phân kỳ ánh sáng, nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn được. Mặc dù mặt trăng trông rất sáng, đó chỉ là vì mặt trời đang chiếu sáng nó với ánh sáng rất nhiều. Mặt trăng màu xám như than chì. Nó chỉ phản xạ khoảng 7% ánh sáng. Vì vậy, ngay cả những chùm laser tốt nhất kết hợp với kính thiên văn tốt nhất sẽ không hiệu quả để nhìn thấy ánh sáng phản xạ khỏi bề mặt mặt trăng. Nhưng mặt gương phản chiếu rất cao. Mặc dù vậy, rất ít photon từ laser nhắm vào những tấm gương thực sự quay trở lại kính thiên văn.

NASA có một dự án được gọi là Kỹ thuật đo khoảng cách đến mặt trăng bằng laser của Đài quan sát Apache đặt tại bang New Mexico, được gọi là APOLLO, bắn những xung laser từ mặt đất vào gương phản quang (được đặt trên mặt trăng trong chương trình Apollo 11, 14, 15 từ những năm 1969 đến 1977) và đo tín hiệu photon quay trở lại để tính chính xác khoảng cách đến mặt trăng. Họ sử dụng một chùm laser mạnh và chỉ có 1,7 trong 100 000 000 000 000 000 photon từ laser bắn đi được máy dò cảm nhận khi phản xạ trở lại, có nghĩa là một chiếc kính thiên văn quang học với đường kính 3,5m chỉ có thể phát hiện được từ 5 đến 10 photon quay trở lại. Mắt của bạn sẽ không có may mắn như vậy, không thể nhìn thấy dấu chấm sáng trên mặt trăng bằng mắt thường.

Ở Mỹ, chiếc máy laser với công suất tia laser cực tím lên tới 500 terawatt được đặt tại phòng thí nghiệm NIF Livermore, California, nó chỉ cháy trong xung đơn kéo dài một vài nano giây. Hãy tưởng tượng chúng ta có cách để bắn liên tục chùm laser đó, đưa cho tất cả mọi người, và tất cả cùng hướng lên mặt trăng. Thật không may, luồng năng lượng laser sẽ biến bầu khí quyển thành plasma, ngay lập tức bốc cháy bề mặt trái đất và giết chết tất cả chúng ta. Nhưng hãy giả sử rằng các tia laser bằng cách nào đó đi qua bầu khí quyển mà không tương tác. Trong giả sử đó, nó đi ra khỏi Trái Đất vẫn đang bốc cháy. Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng sẽ sáng hơn 4000 lần so với mặt trời mọc. Mặt trăng sẽ trở nên rực sáng đủ để nước ở các đại dương của trái đất sôi lên trong vòng chưa đầy một năm. - (Nam Hy Hoàng Phong)

Năng lượng đèn laser này không qua nổi bầu khí quyển đâu. Ở đó mà đổi màu. - (Vũ Bá Toàn)

7 tỷ người....7 tỷ đèn lade...cùng chiếu lên mặt trăng....nếu chụm mặt trăng đổi màu vài chục , vài trăm mét vuông....nếu đèn chiếu tản mác ...khắp mặt trăng có chấm sáng vài centimet....người trên mặt đất chả thấy mặt trăng có gì khác...Chỉ có chú Cuội và Chị Hằng trên đó ...bị chói mắt nên sẽ rất khó chịu.... - (dan thuduc)

tia lasser có đủ mạnh để tới không đoa chứ kkk - (lam minh Quang)

cứ cho là mỗi nhười có 1 đèn laze có thể phát ra 1 điểm rộng khoảng 1cm2 đi. Vậy 7 tỉ người (tính tất cả già trẻ lớn bé) chúng ta sẽ có khoảng 7 tỉ cm2 = 0,7Km2, diện tích của mặt trăng là 9478738 km2. có lẽ chúng ta cần thêm nhiều người hơn nữa để đổi màu mặt trăng. - (huy)

Chắc chắn có. Nhưng để mắt thường phát hiện được hay không mới là vấn đề. - (nguyễn thành sơn)

Chắc chắn Mặt trăng sẽ sáng xanh hơn - (sytd)

Mình đã thử và Mặt Trăng đang sáng chuyển sang tối thui và rồi mất hút ...khi đám mây bay ngang qua. - (Đùa Như Thật)

Đừng nhầm lẫn mấy đèn pin minh hoạ trên đó là đèn laser. Người thường không phải nhà khoa học trong mấy phòng thí nghiệm thì dễ kiếm lắm à? - (Hohoho)

Quán trọng là laser có đủ mạnh để mặt trăng không. - (Kẻ Say Tình)

không..!
vì trái đất hình tròn mà bạn. - (Quê Hương)

Tốt nhất nên chiếu đèn lazer vào...mắt, sau đó nhìn mặt trăng. Chiếu màu gì sẽ thấy mặt trăng màu đó. - (Dung Le)

không thể tất cả mọi người được... vì 1 nửa bên kia là ban ngày lên ko nhìn thấy mặt trăng. - (hoangphathien)

Tia laser chiếu được tới mặt trăng hả ta - (Hồng Thắm)

Ý tác giả là giả sử bỏ qua mọi yếu tố tức là ánh sáng từ tia laze thẳng tới dc mặt trăng thì ng ở trái đất có nhìn thấy dc màu sắc khác của mặt trăng hay k, hay vẫn là màu vàng rười rượi như bình thường. - (Trai Phan Rang)

Nếu là tôi, tôi sẽ thay đèn laze bằng đèn dầu. - (elipnguoc)

không. lý do. tia laser không chiếu được tới mặt trăng. lý do thứ 2 là trái đất hình cầu nên cùng 1 lúc mọi người trên trái đất không thể cùng chiếu tia laser lên mặt trăng được - (thành)

Theo lý thuyết nếu bạn chế tạo đk 1 tia laser đủ lớn thì có thế đó , trong thực tế thì ko có cái nào lớn đến nỗi có thể bao phủ cả mặt trăng cả - (Thái Thả Thong)

Tùy vào công suất đèn laser mà tính. Chứ đèn như trong hình thì 1km chiếu chưa chắc gì tới - (Đặng Khoa)

Ngày còn nhỏ tôi vẫn thường ra ngoài sân ngồi ngắm trăng hóng gió cùng gia đình. Mẹ bảo tôi trên ông trăng có cây đa, chú cuội và chị hằng. Nhưng mỗi khi tôi nhìn lên thì chỉ toàn lỗ và lỗ. Hơn 30 năm sau mỗi lần nhìn lên bầu trời tôi không thể tìm được ông trăng thân quen đâu..... thỉ thấy cái gì đó mờ mờ trước mắt. Thật không thể tin nổi.....:) - (Tuân Nghiêm Chí)

0