09/06/2018, 23:53

Điều gì xảy ra nếu bắn chỉ thiên ở các hành tinh hệ Mặt Trời? - Câu hỏi hay

Xin hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bắn chỉ thiên ở các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời? (Thanh Xuân) Hình minh họa: Wordpress. Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây. ...

Xin hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bắn chỉ thiên ở các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời? (Thanh Xuân)

dieu-gi-xay-ra-neu-ban-chi-thien-o-cac-hanh-tinh-he-mat-troi

Hình minh họa: Wordpress.

Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.

Chúng ta biết 8 Hành tinh và các Tiểu Hành tinh khác trong Hệ Mặt trời có tỉ lệ cấu tạo, thành phần nhiều, ít và các điều kiện khác nhau như: Khối lượng của chúng càng lớn thì lực hấp dẫn (sức hút) càng mạnh; mật độ không khí đậm đặc hay loãng, thậm chí có Hành tinh không có bầu khí quyển. Các yếu tố này sẽ khiến việc bắn chỉ thiên ở mỗi Hành tinh sẽ có tác động khác nhau.

Để trả lời đầy đủ cho bạn đối với từng Hành tinh cụ thể sẽ rất dài vì vậy ta có thể hiểu một cách cơ bản như sau:
Với Hành tinh có khối lượng lớn, khí quyển đậm đặc thì tốc độ viên đạn sẽ nhỏ và đi gần (thấp). Ngược lại (khối lượng nhỏ, khí quyển loãng) thì tốc viên đạn sẽ lớn và đi xa (cao) . Còn tùy động lượng tạo ra (áp suất đẩy viên đạn) mà có thể lên cao hoặc thấp khác nhau. Nhưng tất cả trên các Hành tinh, viên đạn sẽ rơi trở lại bề mặt vì không thể duy trì được động lượng để thắng được lực hấp dẫn (sức hút) của Hành tinh đó.

Đó là ta nói về các Hành tinh đất đá hoặc các Hành tinh khí nhưng đóng băng ở bề mặt, còn như Sao Mộc (Jupiter) hầu như là khí bao bọc 1 lõi đặc rất nhỏ ở ngay tâm thì càng khác nữa. Ngoài ra, các Hành tinh đều tự xoay quanh trục của chúng nên đều sinh ra hiệu ứng hay còn gọi là lực Coriolis như trên Trái đất. Ngay cả khi bạn bắn chỉ thiên theo phương thẳng đứng (90 độ vuông góc với mặt phẳng, vị trí đứng của bạn), loại bỏ yếu tố gió thì khi rơi xuống, bạn cứ yên tâm, nó sẽ không rơi trúng ngay vào bạn, mà nó sẽ rơi lệch về phía đông so với vị trí đứng của bạn. Nhưng với Hành tinh nghịch hành (quay từ đông sang tây) thì sẽ ngược lại. Xin chào. - (Mỹ An Trương)

Nó phụ thuộc vào lự hấp dẫn ở mỗi hành tinh (ở trái đất gọi là lực hút).
Hành tình nào lực hấp dẫn càng lớn thì viên đạn rơi xuống càng nhanh (Ví dụ, lực hấp dẫn của Trái Đất hiện tại khoảng 9,80665 m/s2. Có nghĩa là nếu một vật ở trên mặt đất và bị ném lên trên cao, nó sẽ rơi lại với vận tốc được gia tăng 9,8 mét mỗi giây) Tương tự:
Sao Thủy: 3,7 m/s2
Sao Kim (anh em sinh đôi của trái đất): 9,87 m/s2
Mặt Trăng: 1,62 m/s2 (chúng ta có thể biểu diễn khinh công kakaka)
Sao Hỏa: 3,711 m/s2
Sao Mộc: 24,79 m/s2
Sao Thổ: 10,44 m/s2
Sao Thiên Vương: 8,69 m/s2
Sao Hải Vương: 11,15 m/s2 - (Hoàng Tùng Nguyễn)

Vì có trọng lực nên phải tuỳ theo lực hút của các hành tinh đó như nào, để 1 vật bay vọt ra quỹ đạo, rời khỏi trọng lực của hành tinh đó thì nó phải đạt đủ vận tốc. Nếu ko thì đều quay đầu về mặt đất hết. - (Kendy Lee)

Như chúng ta đã biết mỗi hành tinh đề có mật độ khí quyển và lực hấp dẫn khác nhau. Do đó khi bắn chỉ thiên thì tốc độ ban đầu của đạn như nhau nhưng sau khi ra khỏi đầu nòng thì khác nhau
1. Với các hành tinh có bầu khí quyển loãng, thường là các hành tinh kích thước nhỏ thì viên đạn sẽ bay lên rất cao do trọng lực tác dụng lên viên đạn nhỏ. Hơn nữa do không khí loãng nên cản của không khí lên đầu đạn nhỏ, chúng ít bị mất năng lượng vì thế chúng sẽ bay cao. Giả sử bắn ở mặt trăng chẳng hạn có thể lên vài chục km là chuyện nhỏ do mặt trăng không có bầu khí quyển, lực cản không khí =0, chỉ có lực hấp dẫn, mà lực hấp dẫn của mặt trăng khá nhỏ
2. Với các hành tinh có kích thước lớn kèm theo đó là bầu khí quyển cũng đậm đặc hơn thì viên đạn sẽ nhanh chóng mất năng lượng do ma sát với không khí trong bầu khí quyển đó, cộng thêm trọng lực lớn làm nó không thể bay cao thêm được và nhanh chóng rơi xuống.
Nói tóm lại, tùy vào trọng lực và mật độ khí quyển mà đạn có thể bay lên cao hay thấp. - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)

ở trái đất sẽ nghe tiếng nổ còn nếu HT ở có ở khi sẽ khg nghe tiếng nổ . và viên đạn sẽ bay lên và rơi xuống dù cao hay thấp tùy vào HT - (huongdat thai)

Điều gì sẽ xảy ra ư? Tốn đạn, và có thể vô tình sát thuơng nguời khác. - (Nguyễn Diệp Thịnh)

Không thể bắn được bác ah..vì ngón tay không thể đút vừa để bóp cò! - (Nguyễn Phi Long)

Bắn chỉ thiên đạn bay lên không xa và rơi xuống đất lại thôi.
Khi rơi đến vận tốc nhất định (tương đương trọng lực do gia tốc trọng trường gây ra (f=mg2) cân bằng với lực cảng của không khí).
Không may trúng phải người thì bị thương có khi tử vong. Xác suất rất thấp vì mật độ con người rất thưa so với diện tích xung quang.
Tôi có bà Cô đang đi cấy bị một viên đạn chết đứng ngay trên ruộng mà không biết nó từ đâu. - (Le Van Thanh)

Mấy hành tinh khác không rõ, nhưng nếu bạn đứng trên mặt trăng và bắn thẳng lên trời với góc 90 độ và trùng với chỗ bạn đứng thì 96,69% viên đạn sẽ rơi vào đầu bạn. - (Trung Minh)

Các bạn này không hiểu câu hỏi của người ta - (Nguyễn Quang Nam)

Nếu mà đã bay được lên mấy hành tinh đó thì cần gì phải dùng súng nữa mà nghĩ bắn chỉ thiên như thế nào!? Lúc đó toàn chơi súng laser, súng điện từ không à.. - (Năm Cam)

Họ nói chắc rằng người ở trái đất đang làm cái quái gì thế? - (Trung Nguyen)

Với công nghệ đạn ngày xưa thì ở môi trường không có oxy nó sẽ không nổ được. Tuy nhiên đạn hiện nay có thể nổ mà không cần có oxy bên ngoài. Khi đứng trên một hành tinh khác, bắn viên đạn lên trời thì về cơ bản cũng giống như bắn ở trái đất, viên đạn sẽ bay lên và bị trọng lực kéo lại sau khi đạt đến độ cao nào đó và rơi xuống. Độ cao nó đạt được tỷ lệ nghịch với trọng lực và độ đậm đặc của khí quyển hành tinh đó. Vậy nên nếu bắn ở một hành tinh có kích cỡ và trọng lực lớn hoặc một hành tinh khí có độ đậm đặc khí quyển cực cao, thì viên đạn sẽ chỉ bay ra được một đoạn ngắn và rơi xuống. Ở một số hành tinh có kích cỡ quá lớn và độ đậm đặc khí quyển quá cao như Mộc tinh chẳng hạn thì rất có thể viên đạn còn không bay ra nổi khỏi nòng súng. Ở những hành tinh nhỏ hơn và không có khí quyển, viên đạn sẽ bay lên rất cao rồi mới rơi xuống, nếu hành tinh đủ nhỏ, như một số vệ tinh có trọng lực quá nhỏ, viên đạn có thể đủ sức thoát ra khỏi trọng lực của nó và bay vòng quanh, trở thành một viên đạn vệ tinh của nó. Với những tiểu hành tinh hoặc thiên thạch nhỏ hơn nữa, viên đạn sẽ thoát hẳn ra khỏi trọng lực và trôi dạt vào không gian vô tận. - (Vinh English Club)

Đạn sẽ bay ngoài vũ trụ - (Mini)

Các bác quá rảnh! Mỗi hành tinh có đặc điểm khác nhau về khí quyển cũng như lực hút. Vì vậy bắn ở mỗi hành tinh khác nhau thì đường đạn cũng như tốc độ bay..... đều khác nhau. - (Nguyễn văn tài)

Sao Mộc có lực hút lớn nhất nên chỉ bay lên một chút là rơi xuống ngược lại Thủy có lực hút yếu nhất nên viên đạn sẽ bay cao nhất nếu mang đến sao chổi mà bắn có khi nó bay luôn đến Mặt trời. - (Linh An)

sẽ có chiến tranh giữa các vì sao, nên đừng nghịch dại bạn ơi - (bqm)

Các bác toàn ngồi nói lý thuyết xuông.Em đã lên sao hoả và có bắn nhau với người ngoài hành tinh.do đạn bắn như gãi ngứa nên e oánh nhau tay bo với tụi nó,hiện tại vẫn chưa phân thắng bại.Chắc sang tuần e về trái đất nạp năng lượng - (Phạm Duy)

Viên đạn sẽ bay lên trên rồi lại rơi xuống. - (mr bt)

vấn đề là bắn được xa mấy chục mét hay thậm chí vài cây số đi còn từ hành tinh này đến hành tinh khác tính bằng năm ánh sáng thì bạn bắn đến bao giờ mới tới nơi? - (Bảo bảo)

Chắc chắn viên đạn sẽ bay ra khỏi nòng súng và nó sẽ đi đâu thì còn tùy thuộc vào bạn bắn từ hành tinh nào. Sau một thời nhất định thì sẽ xảy ra "Chiến tranh giữa các hành tinh" và khi đó những người trái đất chúng ta lại có phim mới để xem. - (Phan Thanh Hiếu)

Theo tôi biết thì có tập trung tất cả đầu đạn của các nước trên thế giới cũng không phá hủy được một hành tinh xem tin ngày tận thế bạn sẽ rỏ. - (Vạn Sự Thông)

Có 1 điều chắc chắn là đạn sẽ bay lên trời - (Hoang TUng Nguyen)

tôi nghĩ là đạn sẽ bay ra khỏi hành tin đó do lực hấp dẫn khá yếu so với trái đất. - (hanhdvgoodgle)

Thì .....................có nguy cơ Trái Đất bị lủng - (agagag)

Đơn giản thôi điều xảy ra là phí một viên đạn - (Binh Nguyen Tien)

Bắn bằng súng tia lazer vẫn dc mà - (Dê nhất xóm)

như thế nào nhỉ? - (Kim)

Kêu bác Einstein dậy mà trả lời. Tại bác ấy phát hiện ra mà. - (Phụng Vũ)

0