31/03/2021, 15:37

Chí Phèo - Bài 5 - 5 bài soạn "Chí Phèo" hay nhất

Câu 1 (Trang 142 SGK ngữ văn 11 tập 1): Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông? Trả lời: a) Tiểu sử Nam Cao: – Tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951) – Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện ...

Câu 1 (Trang 142 SGK ngữ văn 11 tập 1): Tiểu sử và con người nhà văn Nam Cao có những đặc điểm gì giúp ta hiểu thêm về sự nghiệp văn học của ông?


Trả lời:


a) Tiểu sử Nam Cao:


– Tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951)

– Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân,tỉnh Hà Nam.

– Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khó, là người duy nhất trong gia đình được đi học.

* Trước cách mạng

+ Học hết Thành chung, đi làm nhiều nơi: Sài Gòn, Hà Nội. Do đau ốm, ông phải về quê. Nam Cao phải sống vất vưởng, khi làm ông giáo trường tư, khi viết văn, làm gia sư, lúc thì phải về quê sống nhờ vợ.

+ Năm 1943 tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.

* Sau cách mạng tháng Tám

+ Vừa viết văn vừa tham gia cách mạng.

+ Năm 1946 tham gia đoàn quân Nam tiến, năm 1950 tham gia chiến dịch Biên Giới.

+ Năm 1951 hi sinh trên đường đi công tác.


b) Con người Nam Cao:


– Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm phong phú.Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người.

– Nam Cao là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức, khinh miệt trong xã hội. Ông quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người (Đời thừa). Đó là một trong những lí do dẫn Nam Cao đến với con đường nghệ thuật hiện thực “vi nhân sinh” và tạo nên những tác phẩm thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc.


Giải câu 2 (Trang 142 SGK ngữ văn 11 tập 1): Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

Trả lời:


Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:


* Trước cách mạng tháng Tám:


– Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động.

– Nhà văn phải có đôi mắt tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

– Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

– Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu, người cầm bút phải có lương tâm.


* Sau cách mạng:


Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.


=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Giải câu 3 (Trang 142 SGK ngữ văn 11 tập 1): Viết về người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt nhất về vấn đề gì?


Trả lời:


– Viết về người trí thức nghèo: các nhân vật trong sáng tác là những nhà văn nghèo, những viên chức, những anh giáo khổ trường tư,… Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp, lớn lao, khát khao được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội, được khẳng định trước cuộc đời. Nhưng họ bị xã hội bất công và cuộc sống nghèo đói “ghì sát đất”. Những hoài bão và ước mơ cao đẹp của họ bị vùi lấp một cách phũ phàng. Tác giả tập trung miêu tả và phân tích tình trạng “sống mòn” hay “chết mòn” của con người, Nam Cao đã phê phán sâu sắc xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người, đồng thời thể hiện niềm khao khát một lẽ sống lớn, một cuộc sống có ích và có ý nghĩa, xứng đáng là cuộc sống con người.

– Ở đề tài người nông dân: Nam Cao phản ánh chân thật cuộc sống bi thảm, tối tăm của người nông dân sau lũy tre làng. Nhà văn quan tâm đến số phận khốn khổ của những người nông dân thấp cổ, bé họng, thường xuyên bị đè nén, bị áp bức. Ông đặc biệt đi sâu vào tình cảnh số phận những con người bị đày đọa vào cảnh nghèo đói, cùng đường, bị hắt hủi, lăng nhục một cách tàn nhẫn, bất công. Viết về hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa, lưu manh hóa, Nam Cao đã kết án đanh thép xã hội tàn bạo đã hủy hoại nhân tính của những con người bản chất vốn hiền lành. Nhà văn không hề bôi nhọ họ mà trái lại, đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện và khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ, ngay cả khi họ bị xã hội vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính.


Giải câu 4 (Trang 142 SGK ngữ văn 11 tập 1):Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nam Cao.


Trả lời:


Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:

– Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người.

– Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật.

– Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.

=> Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX.


Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Giọng điệu của nhà văn phong phú và biến hóa, có sự đan xen lẫn nhau. Cách trần thuật cũng rất linh hoạt. Nhà văn có khả năng nhập vào các vai, chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc. Lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả, lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Chí Phèo, khi lại trần thuật theo điểm nhìn của thị Nở, bá Kiến... Qua đó tạo nên giọng điệu đan xen độc đáo.

Câu 6 (trang 155 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn:

- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay trong quá trình tha hóa của họ.
→ Khát vọng làm người ngay cả khi họ bị xã hội cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.
- Để cho Chí Phèo kết liễu đời mình Nam Cao đã bộc lộ lòng yêu thương đối với nhân vật của mình.
→ Muốn Chí Phèo ý thức được nhân phẩm của mình.

Luyện tập:


Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):


Gợi ý:


Ý kiến nêu trên khẳng định yêu cầu hết sức quan trọng đối với tác phẩm văn chương và các tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ sĩ ở đây phải sáng tạo, tìm tòi và phát hiện ra những cái mới.

Đây là ý kiến hoàn toàn đúng, phản ánh bản chất của nghệ thuật, đã được nhiều người thừa nhận và khẳng định theo những cách diễn đạt khác nhau. Ở đây, Nam Cao đã diễn đạt điều đó một cách ngắn gọn, hàm xúc và giàu hình ảnh. Soi tỏ vào các sáng tác của Nam Cao có thể thấy rất rõ vấn đề này.

Ví dụ: Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám ở đề tài người nông dân. Đây là đề tài không phải mới mẻ đối với các nhà văn hiện thực, bởi trước Nam Cao đã có Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan... Nhưng Nam Cao không đi lại lối mòn của các nhà văn trước đó, mà ông đi sâu vào việc khá phá quá trình con người bị tha hóa, bị đè nén trở thành những tên lưu manh hóa. Từ đó ông đặt ra các vấn đề có ý nghĩa xã hội và nhân sinh.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Truyện ngắn Chí Phèo được coi là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại bởi:

- Tác phẩm này có giá trị tư tưởng (hiện thực và nhân đạo) sâu sắc, độc đáo, mới mẻ.

- Là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân bị “lưu manh hóa”, chứ không đơn thuần nói về số phận bị bần cùng hóa như các tác phẩm trước: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Lão Hạc ( Nam Cao)...

- Truyện ngắn thấy được nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng nhân vật điển hình, lối kết cấu, xây dựng cốt truyện, giọng điệu đa dạng...

Chí Phèo - Bài 5
Chí Phèo - Bài 5
0