chế độ chính trị

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất của nhà nước, với nội dung hoạt động của nó và đời sống chính trị xã hội nói chung. Trong lịch sử xã hội có giai cấp ...

Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất của nhà nước, với nội dung hoạt động của nó và đời sống chính trị xã hội nói chung.

Trong lịch sử xã hội có giai cấp và nhà nước, giai cấp thống trị sử dụng nhiều biện pháp, phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước, nhìn chung có thể phân các phương pháp, biện pháp này thành hai loại chính: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ, tương ứng với hai phương pháp này có  dân chủ và phản dân chủ.

Trong dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếu phương pháp giáo dục – thuyết phục. Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ hình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi,… Ví dụ như chế độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiện cao độ của chế độ dân chủ hình thức, còn chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi.

Trong phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng các hình thức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này là chế độ độc tài, phát xít.
Như vậy, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và . Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại chặt chẽ với nhau, thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, phản ánh bản chất của nhà nước.

0