ý thức đạo đức là gì ?

ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá ...

ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.

Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớm trong lịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ.
Sự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự trọng, v.v. phản ánh khả năng tự chủ của con người là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con người. Với ý nghĩa đó, sự phát triển ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiện tiến bộ xã hội.
Trong ý thức đạo đức, yếu tố tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếu thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lý tính không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.
Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau. Đó là những quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con người, cần thiết cho việc giữ gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày của mọi người.
Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh quan hệ giai cấp, nó có tính giai cấp. Trong các phạm trù đạo đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp. Mỗi giai cấp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều có những quan niệm đạo đức riêng của mình. Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ, còn các giai cấp phản động thì đại diện cho một nền đạo đức suy thoái. Ph.Ăngghen viết: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ. Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”1.

0