Chẩn đoán tích hợp OBD
OBD : Được viết tắt của từ (On - Board Diagnostics) hiểu là hệ thống chẩn đoán được tích hợp trong ECU. Hệ thống này bao gồm máy tính (bộ vi điều khiển) cùng phần mềm chẩn đoán và các cảm biến. Hệ thống OBD giám sát chức năng của phun ...
OBD: Được viết tắt của từ (On - Board Diagnostics) hiểu là hệ thống chẩn đoán được tích hợp trong ECU. Hệ thống này bao gồm máy tính (bộ vi điều khiển) cùng phần mềm chẩn đoán và các cảm biến. Hệ thống OBD giám sát chức năng của phun xăng EFI, đánh lửa ESA và các hệ thống khác gồm các cảm biến và cả bản thân nó.
Vậy OBD về bản chất là một hệ thống điện toán sử dụng giải pháp ‘nhúng’ vi điều khiển vào việc tính toán, điều khiển hoạt động kiểm tra chẩn đoán. Hiện nay có rất nhiều phần mềm để cài đặt cho OBD giúp việc xuất dữ liệu ra màn hình LCD có giao diện thân thiện. Đồng thời cung cấp dữ liệu mới và tiêu chuẩn mới cho việc kiểm tra chẩn đoán, xác định tình trạng của động cơ theo tiêu chuẩn hiện hành.
***SORRY, THIS MEDIA TYPE IS NOT SUPPORTED.***
Hình 5.42. Sơ đồ tổng quát hệ thống OBD
- Đèn kiểm tra động cơ (Đèn check engine).
Đèn kiểm tra gắn trên bảng táplô của xe, đèn này sang khi động cơ đang hoạt động đồng nghĩa đã có hư hỏng ở động cơ, hộp số hay bộ phận nào đó. Bình thường đèn sẽ sáng khi bật khóa điện ở vị trí ON và sẽ tắt khi động hoạt động được 3 giây.
Hình 5.42. Đèn kiểm tra
- Giắc kiểm tra ( Check connector): Là một giắc nối được đưa ra tõ bộ
- OBD. Trên đó có các điện cực, sử dụng để đo điện áp và đặt chế độ chẩn đoán.
Hình 5.43. Check connector
Về bản chất check connector và DLC là một.
- Cực FB có chức năng kiểm tra bơm xăng.
- Cực W có chức năng cấp tín hiệu cho đèn báo lỗi.
- Cực E1 và T.
Trong đó cực E1 luôn nối mass (-). Cực T nối với ECU. Khi tiến hành kiểm tra chẩn đoán bằng đèn kiểm tra tiến hành nối ngắn cực T với E1.
- Cực VF điện áp hồi tiếp (voltage feedback).
Sử dụng để xác định tỷ lệ không khí/nhiên liệu.
- Cực IG- sử dụng để xác định vận tốc động cơ.
Bản chất của tín hiệu này được lấy từ cực âm (-) của cuộn đánh lửa. Khi điện áp tại cực âm của cuộn đánh lửa vượt quá 150V, ECU nhận biết tín hiệu sơ cấp này.
- Nhưng động cơ 5A-FE không sử dụng tín hiệu này, mà thay vào đó là tín hiệu NE do cảm biến tốc độ trục cam cung cấp.
Mã chẩn đoán được phát ra bởi hệ thống chẩn đoán OBD, được lưu trữ và lấy ra từ trong bộ nhớ của ECU. Mã chẩn đoán chỉ cho biết mạch mà ở đó có lỗi đã đựợc hệ thống OBD phát hiện.Việc thiết lập được mã chẩn đoán của người sử dụng là theo dõi thời gian bật sáng và tắt của đèn kiểm tra. Các sản phẩm của TOYOTA cùng với OBD sẽ liên tục lấy ra một mã chẩn đoán trong bộ nhớ của ECU cho đến khi cắt cực BATT của ECU với accu.
Với hệ thống TCCS ECU tồn taị 2 loại mã lỗi : Mã 1 số và mã 2 số
Hình 5.44. Dạng tín hiệu mã chẩn đoán
Động cơ 5A –FE thể hiện mã chẩn đoán dạng 2 số.