24/05/2018, 23:30

Văn minh lúa nước

là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát ...

là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

Di vật đèn thuyền Văn hóa Đông Sơn- biểu tượng cho

Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới[1].

Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên[2]. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử[3]. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch[4].

Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Để khẳng định về các luận điểm cho một nền , chúng ta phải hiểu rằng việc trồng trọt, thu hoạch, cất giữ, chế biến thành thực phẩm từ sản phẩm của lúa nước là phải đạt đến một trình độ tiên tiến và đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời.fwt

Môi trường

  • Lượng m­ưa hàng năm ở vào khoảng từ 2.000 - 2.500 mm,
  • Vào thời kỳ tăng trưởng cần một lượng mưa vào khoảng 125 mm trong một tháng,
  • Thời kỳ thu hoạch cần nhiều nắng (ruộng khô càng tốt),
  • Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất, khoảng 21 - 27°C,
  • Cư dân phải có kinh nghiệm trong việc tưới và tiêu (thủy lợi)

Yếu tố khác

  • Khu vực canh tác phải có độ bằng phẳng rất cần thiết để duy trì mực nước từ 100 mm đến 150 mm để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt.
  • Chính vì vậy, những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng, lưu vực sông Dương Tử... thích hợp cho cây lúa nước.
  • Thời vụ là yếu tố cũng quan trọng không kém cho cây lúa nước, điều này thúc đẩy việc sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm và các mùa trong năm của các cư dân trồng lúa nước.
  • Giống lúa cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng.

Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước [1].

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa số di tích, di vật tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh lúa nước.

Tranh mô tả việc trồng lúa nước Nhật Bản-một nhánh từ Đông Nam Á

Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây). Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science, năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch thể lúa - này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở vùng đó đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hoá Hemudu (Hà Mỗ Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Banpo (Bán Pha) xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.

Hemudu là một làng vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25-50 cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Dương Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước.

Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn nhiều sau hơn 3000 năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau. Sau văn hoá Hemudu, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000 năm trước như Liangzhu, Majiabin, Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze, Dadunze.

Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật là kỳ lạ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước.

Con trâu là đầu cơ nghiệp (tục ngữ Việt)

Trong di chỉ khảo cổ cho ta một bộ sưu tập các lưỡi cày bằng đồng phong phú, vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn đã xuất hiện khá nhiều đồ sắt và đồ đồng đã chuyển sang các loại vật dụng trang trí và tinh xảo hơn.

Ở giai đoạn đầu, Văn hóa Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Sang đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao; lưỡi cày cánh bầu dục, hình thoi được phân bố ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, lưỡi cày hình thoi được phân bố tập trung ở vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc bao gồm lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc chữ U, cuốc hình quạt, v.v. Rìu có rìu chữ nhật, rìu tứ diện lưỡi xoè, rìu hình lưỡi xéo, hình bàn chân, rìu lưỡi lệch. Ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt. Sự tiến bộ của công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, ven biển.

Với việc chế tạo ra lưỡi cày và nông nghiệp dùng cày đã thay thế cho nền nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Với việc ra đời nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.

Những di cốt trâu, bò nhà, tìm thấy trong cùng một di tích văn hóa Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng Vương đã sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Những dấu tích thóc, gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm trong đó có nhiều hạt thóc, vỏ trấu tìm thấy trong thạp đồng. Các công cụ gặt hái có liềm, dao gặt, nhíp. Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về sự hiện diện của nghề nông trồng lúa nước thời Hùng Vương như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, v.v. chứng tỏ sự phổ biến và phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương.

Ruộng bậc thang là sơ khởi của thủy lợi lúa nước

Yếu tố nước trong việc trồng lúa nước là điều kiện bắt buộc để hình thành văn minh lúa nước. Có lẽ người nguyên thủy lúc đầu phát hiện ra sự khác nhau về năng suất của lúa nương, một loại lúa mọc trên các triền đất khô ẩm và lúa nước mọc ở khu vực ngập nước của lưu vực các con sông lớn là hoàn toàn khác nhau. Cây lúa nước chỉ có thể phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới, và đặc biệt tốt, năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã... mang theo một lượng phù sa mới, bồi đắp hàng năm vào các mùa nước lũ.

Nhưng nước để trồng lúa phải đủ và cũng vừa để cây lúa sinh trưởng. Việc đảm bảo đủ nước và không thừa, để làm ngập úng đã buộc các cư dân trồng lúa nước phải làm thủy lợi - cân bằng lượng nước cần thiết.

Thủy lợi tự nhiên và đơn giản nhất là đắp bờ ruộng và dẫn nước theo các con kênh vào ruộng và khống chế lượng nước bằng độ cao của lối thoát nước. "Con kênh" lớn nhất của cư dân trồng lúa nước chính là hệ thống đê điều hai bên sông lớn để khống chế nước tràn vào ruộng và mùa lũ lụt hàng năm.

0