Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: ...
Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm CPSX một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh CPSX.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
CPNVLTT bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Trong kỳ, kế toán căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng để tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất dùng. Sau đó căn cứ vào đối tượng tập hợp CPSX đã xác định để tập hợp CPNVLTT. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm. Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng | = |
Tổng chi phí vật liệu | |
Tổng tiêu thức phân bổ |
Để tập hợp CPNVLTT dùng trong kỳ, kế toán sử dụng TK 621" CPNVLTT"
Tài khoản 621 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CPSX và cuối kỳ không có số dư.
Biểu 1.1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CPNVLTT
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
- CPNCTT là những khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp có tính chất tiền lương( phụ cấp khu vực, đắt đỏ, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...). Ngoài ra, CPNCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT và KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định so với tiền lương công nhân sản xuất.
Trong trường hợp phải phân bổ gián tiếp, tiền lương chính của CNTTSX thì thường phân bổ theo tỷ lệ với tiền lương định mức hoặc giờ công định mức. Và tiền lương phụ thường được phân bổ cho sản phẩm theo tỷ lệ với tiền lương chính.
Tiền lương chính của CNSX phân bổ cho SP A | = |
Tổng tiền lương chính của công nhân cần phân bổ | |
Tổng tiền lương định mức của các SP |
Tiền lương phụ của CNSX phân bổ cho SP A | = |
Tổng tiền lương phụ của công nhân cần phân bổ | |
Tổng tiền lương chính của các SP |
Tương tự như việc hạch toán CPNVLTT, hạch toán CPNCTT theo dõi chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí và cuối kỳ, TK 622 không có số dư.
Biểu 1.2: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CPNCTT
Hạch toán CPSXC trong phân xưởng:
CPSXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất như CPKH TSCĐ dùng trong phân xưởng, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng... Các CPSXC thường được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất).
CPSXC phát sinh tại các phân xưởng, bộ phận sản xuất nào thì sẽ được phân bổ hết cho các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng đó tham gia sản xuất không phân biệt đã hoàn thành hay chưa. Trên thực tế, CPSXC thường được phân bổ theo định mức, phân bổ theo giờ làm việc thực tế của CNSX, theo tiền lương CNSX.
Mức CPSXC phân bổ cho từng đối tượng | = |
Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng | |
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng |
TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hoặc phân bổ hết cho các sản phẩm, dịch vụ và được chi tiết thành 6 tiểu khoản:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Biểu 1.3: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CPSXC
Tổng hợp CPSX :
Phần trên ta đã nghiên cứu cách hạch toán và phân bổ các loại CPSX . Các chi phí đó, cuối kỳ đều phải tổng hợp vào bên Nợ của TK 154” Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ... của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất - kinh doanh phụ và kể cả cho vật tư, sản phẩm, hàng hoá thuê ngoài gia công chế biến.
Việc tổng hợp CPSX được tiến hành như sau( Biểu 1.4):
Biểu 1.4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CPSXKDDD
Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang:
SP làm dở là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành SP, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê, đánh giá SPDD. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của SP mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá SPDD sau:
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPNVLC: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị NVLC :
CPSX tính cho SPDD cuối kỳ | = | |
Toàn bộ giá trị VLC thực tế sử dụng | ||
Số lượng SP hoàn thành | + | Số lượng SP dở dang cuối kỳ |
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương:
Kế toán xác định giá trị SPDD theo phương pháp này căn cứ trên mức độ hoàn thành và số lượng SPDD để quy SPDD thành SP hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn các CPNVLC phải xác định theo số thực tế đã dùng.
Giá trị VLC nằm trong SPDD | = | |
Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng | ||
Số lượng SP hoàn thành | + | Số lượng SPDD không quy đổi |
Chi phí chế biến nằm trong SPDD | = | |
Tổng chi phí chế biến từng loại | ||
Số lượng SP hoàn thành | + | Số lượng SPDD quy đổi |
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp SP đánh giá có tỷ trọng chi phí chế biến so với tổng chi phí thấp.
Giá trị SPDD | = | Giá trị NVLC nằm trong SPDD | + | 50% chi phí |
Giá trị SPDD cuối kỳ | = | CPSX định mức cho một đơn vị SP | * | Số lượng SPDD( đã quy đổi) |
Phương pháp KKĐK là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình tăng giảm chi phí trên các tài khoản phản ánh giá trị đầu kỳ và cuối kỳ trên cơ sở kiểm kê cuối kỳ, để từ đó xây dựng lượng chi phí thực tế đã bỏ ra cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác trong kỳ.
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Do đặc điểm của phương pháp KKĐK nên rất khó phân định được là xuất dùng cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng. Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng TK 621 - CPNVLTT có kết cấu tương tự phương pháp KKTX.
Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, lao vụ...). Phương pháp hạch toán cụ thể các nghiệp vụ liên quan đến việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng có một số đặc điểm gần giống ở phương pháp KKTX.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng.
Nợ TK 631
Có TK 621
Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp KKTX. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển CPNCTT:
Nợ TK 631
Có TK 622
Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Toàn bộ CPSXC được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo từng tiểu khoản tương ứng và tương tự như với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành SP:
Nợ TK 631
Có TK 627
Tổng hợp CPSX:
Để phục vụ việc tổng hợp CPSX và tính giá thành SP, kế toán sử dụng TK 631 - giá thành SP. Tài khoản chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm sản phẩm, tương tự như tài khoản 154.
Nội dung phản ánh tài khoản 631 như sau:
Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.
Quá trình tổng hợp CPSX được tiến hành như sau (Biểu 1.5)
Kiểm kê, đánh giá SPDD:
Việc kiểm kê và đánh giá SPDD theo phương pháp KKĐK cũng tiến hành tương tự như phương pháp KKTX.
Để phục vụ cho việc tính toán giá thành SP được chính xác, nhanh chóng, cần tiến hành hạch toán chi tiết CFSX theo từng đối tượng. Hạch toán chi tiết CPSX được khái quát qua các bước sau:
- Bước 1: Mở sổ hoặc thẻ hạch toán chi tiết CPSX theo từng đối tượng. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản( TK 621, 622, 627 , 631, 641, 642, 142, 335...). Cơ sở để ghi vào các sổ chi tiết là các tài khoản tháng trước, kỳ trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ... Sổ có thể được mở riêng cho từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng.
Biểu 1.5: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CPSX THEO PHƯƠNG PHÁP KKĐK
- Bước 2: Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán.
- Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ, làm cơ sở cho việc tính giá thành, đồng thời lập thẻ tính giá thành SP, dịch vụ theo từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại SP, dịch vụ là các thẻ tính giá thành kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết CPSX kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê đánh giá SPDD cuối kỳ cùng bảng kê khối lượng SP dịch vụ hoàn thành trong kỳ.