Cây trảm bầu và công dụng của cây trảm bầu
Trâm bầu là cây mọc hoang ở khắp các tỉnh phía nam, nhất là vùng đồng bằng Việt Nam. Hạt trâm bầu có chứa nhiều tinh dầu (12%), tanin, axít axalic, canxi và các axít béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanin, flavonoit, dầu béo, axít béo, oxalat calcium, axít oxalic tự do… Chất nhầy ...
Trâm bầu là cây mọc hoang ở khắp các tỉnh phía nam, nhất là vùng đồng bằng Việt Nam. Hạt trâm bầu có chứa nhiều tinh dầu (12%), tanin, axít axalic, canxi và các axít béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanin, flavonoit, dầu béo, axít béo, oxalat calcium, axít oxalic tự do… Chất nhầy ở vỏ và cành non trâm bầu có tác dụng tẩy giun.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA TRẨM BẦU
Trẩm bầu có tên khác là chưng bầu, tim bầu, săng kê, song re
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA TRẨM BẦU
Hạt. Thu hái quả vào mùa thu-đông. Phơi khô, bỏ vỏ lấy hạt. Còn dùng lá và vỏ cây.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TRẨM BẦU
Tanin.
4. CÔNG DỤNG CỦA TRẨM BẦU
Hạt chữa giun đũa và giun kim. Nướng hoặc rang vàng rồi ăn với chuối chín. Người lớn, ngày 10-15 hạt (14-20g), trẻ em tuỳ tuổi từ 5-10 hạt (7-14g). Uống 3 ngày liền. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA TRẨM BẦU
Cây trẩm bầu có tên khoa học là COMBRETUM QUADRANGULARE Kurz thuộc họ COMBRETACEAE
6. MÔ TẢ CỦA TRẨM BẦU
Cây nhỡ, cao 2-10m. Thân có nhiều cành ngắn rụng lá nom như gai. Cành non hình 4 cạnh, mép có dìa mỏng. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hai mặt lá có lông, dày hơn ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở kẽ lá và đầu cành. Quả có 4 cánh mỏng, chứa một hạt hình thoi. Có nhiều loài, nhưng chỉ có loài trên được dùng làm thuốc.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA TRẨM BẦU
Tháng 9-11.
8. PHÂN BỐ CỦA TRẨM BẦU
Cây mọc hoang và được trồng ở các tỉnh phía nam, nhất là vùng đồng bằng.
Trên đây là một số thông tin về cây trảm bầu, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây trảm bầu được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)