Hành và công dụng chữa bệnh của hành
Hành không bao giờ có củ to và chắc như hành tây (onion), hẹ tây (shallot) và có cán hoa (tức lá hành) rỗng và mềm. Ngoài công dụng là một loại rau và gia vị trong việc nấu ăn thì chúng còn được dùng như là cây cảnh khi trồng thành bụi, thành khóm. Hành hoa tiếng Nhật gọi là negi và là một ...
Hành không bao giờ có củ to và chắc như hành tây (onion), hẹ tây (shallot) và có cán hoa (tức lá hành) rỗng và mềm. Ngoài công dụng là một loại rau và gia vị trong việc nấu ăn thì chúng còn được dùng như là cây cảnh khi trồng thành bụi, thành khóm. Hành hoa tiếng Nhật gọi là negi và là một thành phần quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống Nhật Bản.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA HÀNH
Hành còn có tên khác là hành hoa, đại thông, thông bạch, hombúa (Thái), song (Dao)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA HÀNH
Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HÀNH
Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất chứa sulfur.
4. CÔNG DỤNG CỦA HÀNH
Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30-60g cây tươi dạng sẳc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA HÀNH
Hành còn có tên khoa học là ALLIUM FISTULOSUM L thuộc họ ALLICEAE
6. MÔ TẢ CỦA HÀNH
Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA HÀNH
Tháng 8-10.
8. PHÂN BỐ CỦA HÀNH
Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị.
Trên đây là một số thông tin về hành, thành phần hóa học cũng như tác dụng của hành được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)