Cây thảo dây và công dụng cây thảo dây
Cam thảo dây còn gọi là cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, tương tư đằng, tương tư thảo, cảm sảo (tiếng Tày), hương tư tử (香 思 子 -tiếng Trung) với danh pháp hai phần: Abrus precatorius , là một loài dây leo thuộc họ Đậu với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le. Hoa màu ...
Cam thảo dây còn gọi là cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, tương tư đằng, tương tư thảo, cảm sảo (tiếng Tày), hương tư tử (香 思 子 -tiếng Trung) với danh pháp hai phần: Abrus precatorius, là một loài dây leo thuộc họ Đậu với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le. Hoa màu hồng, mọc ở kẽ lá. Quả thuộc loại quả đậu dẹt chứa từ 3-7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen. Hạt của nó hay được dùng để làm chuỗi tràng hạt hay trong các bộ gõ (âm nhạc). Hạt của nó chứa các chất cóđộc tính cao nhưng khó gây tổn thương cho cơ thể nếu nuốt phải hạt tươi còn nguyên vỏ do lớp vỏ này khá cứng và khó bị phá vỡ. Toàn cây có vị ngọt. Loài cây này mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi cũng như ven biển.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THẢO DÂY
A_01CAM THẢO DÂY, cườm thảo đỏ, dây chi chi, dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THẢO DÂY
Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THẢO DÂY
Trong hạt có Protein độc: L(+) abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa glycyrrhizin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THẢO DÂY
Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THẢO DÂY
Tên khoa học của cây thảo dây là ABRUS PRECATORIUS L thuộc họ FABACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THẢO DÂY
Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ. Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THẢO DÂY
Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THẢO DÂY
Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở vùng van biển. Còn được trồng.
Trên đây là một số thông tin về cây thảo dây, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thảo dây được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)