16/09/2018, 19:01

Cây trắc bách diệp là gì?

Trắc bách diệp vừa là cây cảnh trang trí đẹp vừa là một cây thuốc nam quý được dùng phổ biến trong Đông y, phần hạt của cây hay còn gọi là hạt trắc bách có tác dụng an thần và nhuận tràng, thông tiện. Không những vậy, cây còn có một số công dụng khác được áp dụng để chữa bệnh, để rõ hơn bạn đọc có ...

Trắc bách diệp vừa là cây cảnh trang trí đẹp vừa là một cây thuốc nam quý được dùng phổ biến trong Đông y, phần hạt của cây hay còn gọi là hạt trắc bách có tác dụng an thần và nhuận tràng, thông tiện. Không những vậy, cây còn có một số công dụng khác được áp dụng để chữa bệnh, để rõ hơn bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính Gồm:

Cây trắc bách diệp là gì?

Còn có tên gọi khác là bá tử nhân, trắc bá tử nhân, bá thực,… Tên khoa học là Thujae orietalis Semen, thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae). Phần cành, lá phơi hay sấy khô (Folium et Ramulus Biotae) và phần hạt trắc bách (Semen Thujae orientails).

cây trắc bách diệp

Mô tả

Cây cao tới 6-8m, thân cây phân thành nhiều nhánh trong những mặt thẳng đứng tạo thành hình dáng lạ cho cây. Lá mọc đối, dẹp, hình vẩy, màu xanh đậm. Quả hình nón cấu tạo bởi 6-8 vẩy dày úp vào nhau. Hạt hình trứng, không có cạnh, màu nâu sẫm, có vết sẹo rộng màu nâu nhạt ở dưới. Cây được trồng làm cảnh ở công viên, đình chùa, nở hoa vào tháng 4-5 và rất ít.

bá tử nhân

Phân bố và thu hái

Được trồng phổ biến ở khắp nơi trên nước ta để làm cảnh và làm thuốc và một số nước khác trên thế giới như Trung Quốc, vùng Capazo thuộc Liên Xô cũ.

Lá được thu hái quanh năm, đặc biệt tốt nhất vào tháng 9-11. Cành nhỏ cũng được cắt rồi đem về phơi hoặc sấy khô, bảo quản và dùng dần. Quả hái vào mùa thu, đông khoảng tháng 9-12, phơi khô, xát bỏ vẩy bên ngoài và lấy nhân phơi khô.

Thành phần hóa học

Lá và cành trắc bách diệp có chứa tinh dầu (gồm pinen và cariophylen) và chất nhựa. Theo nghiên cứu và phân tích của Phòng hóa học thực vật Viện nghiên cứu khoa học y học Trung Quốc (Bắc Kinh) đã chỉ ra trong lá bách diệp gồm:

Hạt bá trắc bách có chất béo và 0,64% saponozit (theo Viện y học Bắc Kinh 1958). Vào năm 1962 Bộ môn dược ly Trường đại học y dược hà nội đã tiến hành lấy nước sắc trắc bách diệp làm thí nghiệm sức chịu đựng heparin bằng cách cho 3 con chó uống và cả 3 ống nghiệm đều thấy tăng khả năng đông máu.

Theo đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, tính hơi hàn, có tác dụng cầm máu, thnah huyết phần thấp nhiệt, chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu. Và hạt trắc bách có vị ngọt, tình bình, có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, chứng hay quên và ra nhiều mồ hôi ở người yếu.

Tác dụng của cây trắc bách diệp

1. Cầm máu: Lấy 30-50g cành và lá trắc bách diệp sao vàng, sắc cùng với 400ml nước, cho đến khi còn lại 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

2. Chữa ho ra máu, thổ huyết: 15g trắc bách diệp sao cháy đen, 15g ngải diệp, 6g can khương sao, cho tất cả vào ấm đun cùng với 600ml nước cho đến khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc dùng lá trắc bách diệp, lá huyết dụ, lá thài lài tía, rễ cây rẻ quạt, mỗi vị một lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống.

(theo Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi)

tác dụng của trắc bách diệp

3. Trị chứng chảy máu cam: Lấy 15g lá bá tử nhân, 15g lá sen, 8g ngó sen, 8g sinh địa, 15g ngải cứu, tất cả sao vàng, sắc cùng với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

4. Chữa ho lâu ngày: Dùng cành và lá trắc bách diệp kết hợp với rễ chanh, rễ cây tầm gửi cây dâu tằm, rễ dâu, mỗi vị khoảng 10-15g, sao vàng tất cả rồi đem đun cùng với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

5. Nhuận tràng và an thần tốt: Lấy bá tử nhân sao qua, giã nát, ép bỏ dầu, được một vị thuốc mới gọi là bá tử xương, mỗi lần dùng 5-15g kết hợp với long nhãn, nhân táo, hạt sen với lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống.

(nguồn báo mạng)

6. Bổ tim: Lấy 400g lá trắc bá khô và 200g đương quy, tán thành bột mịn, trộn đều vê thành viên bằng hạt đỗ. Mỗi lần uống 50 viên với nước sôi để nguội có pha chút muối, ngày 2 lần.

(Dưỡng Tâm Đan, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

7. Điều trị suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ: Dùng 640g mỗi vị gồm bá tử nhân và đương quy, tán thành bột rồi luyện mật làm thành viên, mỗi lần uống 12g , ngày 2 lần.

(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

8. Trẻ hay khóc đêm, đầy bụng, tiêu phân xanh: Lấy hạt trắc bách tán bột rồi trộn cùng với nước cơm cho trẻ uống.

(kinh nghiệm dân gian)

hạt trắc bá

9. Chữa mồ hôi ra nhiều do âm hư: Dùng 16g bá tử nhân, 12g bạch truật, 12g ma hoàng căn, 12g đảng sâm, 12g mẫu lệ, 12g hạ khúc, 8g ngũ vị tử, 16g vỏ hạt lúa tiểu mạch, tất cả tán bột rồi trộn với táo nhục vê thành viên hoặc sắc với nước uống trong ngày.

(Bách Tử Nhân, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

10. Tốt cho bệnh nhân loạn nhịp tim, lo âu, chứng hay quên: Lấy 10-15g hạt trắc bách giã nát, nấu với 100g gạo tẻ thành cháo, rồi cho thêm chút mật ong vào khuấy đều và đun sôi lại, ăn trong ngày khi còn ấm.

(nguồn báo mạng)

11. Làm đẹp, chống lão hóa: 30g bá tử nhân cùng 30g cúc hoa, sao khô rồi tán bột mịn. Mỗi lần lấy 15-20g hòa vào nước nóng và thêm chút mật ong khuấy đều để uống.

(Mật ướp bá tử nhân cúc hoa, nguồn báo mạng)

12. Kích thích mọc tóc, ngăn rụng tóc: Dùng 500g bá tử nhân và 500g hồ đào nhục, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống 9g với nước sôi, sau bữa ăn, có thể thêm đường để dễ uống hơn.

(Bá tử nhân hồ đào tán, nguồn báo mạng)

13. Điều trị suy giảm trí nhớ, ngủ mộng mị, tinh thần không ổn định: 20g trắc bách diệp, 12g đương quy, 12g mạch đông,12g phục thần, 12g huyền sâm, 20g thục địa, 4g xương bồ, 4g cam thảo, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

(Bách Tử Dưỡng Tâm Thang, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

14. Duy trì sức khỏe: 60g hạt trắc bách, 60g hà thủ ô thái nhỏ, 60g nhục thung dung thái nhỏ, cho tất cả vào bình kín, rồi đổ vào 2 lít rượu trắng nguyên chất. Ngâm trong 10 ngày (xuân, hạ) và 2 ngày (thu, đông), sau đó có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén con.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

15. Chữa kiết lỵ: Dùng 8-12g hạt trắc bách (người lớn) và 4-6g (trẻ em), giã nát, thêm vào ít nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước uống.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

16. Trị rong huyết, băng huyết: Kết hợp lá trắc bá, lá ngải cứu, vỏ quả cam, buồng cau điếc, lá bạc hà, mỗi vị 10-15g sắc lấy nước uống trong ngày.

(theo Bách Khoa Y Học 2010, Biên soạn Lê Đình Sáng, Đại học Y khoa Hà Nội)

cây trắc bá

Lưu ý

Những người có đàm thấp, bị tiêu chảy không nên dùng trắc bách diệp. Bài thuốc trên mang tính chất tham khảo, vì vậy người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa được sự đồng y của thầy thuốc.


0