Cây râu hùm và công dụng của cây râu hùm
Cây râu hùm là loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Ðông dương. Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven suối và rừng ẩm. Có thể thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RÂU HÙM Phá lủa (Tày), nưa, cẩm địa la, pinh đỏ (K’dong), cu dòm ...
Cây râu hùm là loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Ðông dương. Ở nước ta, cây mọc hoang ở ven suối và rừng ẩm. Có thể thu hái thân rễ quanh năm, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY RÂU HÙM
Phá lủa (Tày), nưa, cẩm địa la, pinh đỏ (K’dong), cu dòm (Ba Na)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY RÂU HÙM
Thân rễ. Thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY RÂU HÙM
Thân rễ chứa saponin steroid thủy phân cho diosgenin, taccaosid, b-sitosterol.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY RÂU HÙM
Chữa thấp khớp: 50g thân rễ giã nhỏ, ngâm rượu xoa bóp. Không được uống. Còn là nguyên liệu để chiết diosgenin.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY RÂU HÙM
Râu hùm có tên khoa học là TACCA CHANTRIERI André thuộc họ TACCACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY RÂU HÙM
Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ mọc bò dài, có nhiều đốt. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có cuống dài, mép nguyên lượn sóng. Hoa màu tím đen mọc tụ họp thành tán trên một cán thẳng hay cong. Tổng bao có 4 lá bắc to, nhỏ mọc đối chéo nhau. Lá bắc con hình sợi dài cùng màu. Quả nang dài. Hạt có 3 cạnh, màu đỏ tím.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY RÂU HÙM
Hoa: Tháng 7- 8; Quả: Tháng 9- 10.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY RÂU HÙM
Cây mọc hoang ở ven suối, rừng ẩm.
Trên đây là một số thông tin về cây râu hùm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây râu hùm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)