Cây trúc đào và công dụng chữa bệnh của cây trúc đào
Cây trúc đào là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TRÚC ĐÀO Cây trúc đào có tên khác là đào lê 2. BỘ ...
Cây trúc đào là loài cây bản địa của một khu vực rộng từ Maroc và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á. Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Cây trúc đào có tên khác là đào lê
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Lá. Thu hái vào mùa hè, thu, lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Cần phơi ngay cho khô sau khi thu hái.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Lá chứa glucosid trợ tim: Oleandrin, neriifolin, adynerin, neriantin; các flavonol glucosid bao gồm rutin và kaempferol – 3 rhamnoglucosid.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Dùng oleandrin (neriolin) chữa suy tim. Uống có tác dụng hấp thu nhanh và ít tích luỹ hơn digitoxin. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 0,1mg dưới dạng dung dịch 1/5000 trong cồn 70o hoặc viên 0,1mg. Có thể dùng hạt giã nát ngâm nước làm thuốc trừ sâu.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Tên khoa học của cây trúc đào là NERIUM ODORUM Soland thuộc họ APOCYNACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Cây nhỏ, cao 5-6m, phân thành nhiều cành. Cành non có ba cạnh, vỏ ngoài màu xám tro. Lá mọc vòng, 3 cái một, hình mác hẹp, mặt trên xanh lục sẫm. Hoa màu hồng, trắng hay vàng, mọc thành xim ở ngọn thân và đầu cành. Quả gồm 2 đại mọc đứng. Hạt có mào lông màu hung.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Tháng 5-7.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY TRÚC ĐÀO
Cây được trồng làm cảnh ở các vườn hoa công cộng và vườn gia đình.
Trên đây là một số thông tin về cây trúc đào, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây trúc đào được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)