Cây thồm lồm và công dụng của thồm lồm
Thồm lồm là cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng. 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THỒM LỒM Lá lồm, đuôi tôm, ...
Thồm lồm là cây mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi của nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Lào, Mianma, Inđônêxia. Thu hái toàn cây hay lá quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô dùng.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THỒM LỒM
Lá lồm, đuôi tôm, mía bẹm, mía mung, xốm cúng (Thái), nú mí (Tày), xích địa lợi, hoả mẫu thảo, cơ đô (K’ho)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THỒM LỒM
Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THỒM LỒM
Cả cây chứa rubin, rheum emodin, oxy-methylanthraquinon, anthraquinon, glucosid, myricyl alcol.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THỒM LỒM
Chữa mụn nhọt, lở loét, lở vành tai, chốc đầu, chốc mép, chàm, bệnh nhiễm liên cầu khuẩn ở da: Lá tươi giã nát đắp, hoặc vắt lấy nước bôi, nấu cao đặc bôi. Lá khô sắc uống chữa ung nhọt, lỵ. Lá tươi (20-30g) nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THỒM LỒM
Cây thồm lồm có tên khoa học là POLYGONUM CHINENSE L thuộc họ POLYGONACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THỒM LỒM
Cây bụi nhỏ, cao gần 1m. Thân tròn nhẵn, phân cành nhiều. Lá mọc so le, có bẹ chìa. Phiến lá nguyên, hình trứng, đôi khi có vết màu đen hình chữ V ở mặt trên. Hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt mọc thành chùm xim ở đầu cành. Quả mọng, hình 3 cạnh, khi chín màu đen, ăn được. Hạt nhỏ.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THỒM LỒM
Tháng 8-11.
8. PHÂN BỐ CỦA CÂY THỒM LỒM
Cây mọc hoang ở khắp nơi.
Trên đây là một số thông tin về cây thồm lồm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thồm lồm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)