04/06/2017, 08:48
Cây quê hương.
Bậc cổ thụ ấy tôi gọi là Cây quê hương. Bởi chúng nó mọc ở quê hương tôi. Nhưng, lại không đơn giản chỉ là như vậy. Quê tôi thiếu gì cây, cây to nữa là khác. Nhưng quả thật cả một vùng quê, không có cây cao bóng cả nào được như thế. Nói cho rõ ràng hơn, ấy là cây ngô đồng, mọc ven một gò đồi thấp, ...
Bậc cổ thụ ấy tôi gọi là Cây quê hương. Bởi chúng nó mọc ở quê hương tôi. Nhưng, lại không đơn giản chỉ là như vậy. Quê tôi thiếu gì cây, cây to nữa là khác. Nhưng quả thật cả một vùng quê, không có cây cao bóng cả nào được như thế. Nói cho rõ ràng hơn, ấy là cây ngô đồng, mọc ven một gò đồi thấp, thuộc địa phận Quán Cháo, Thổ Hoàng của huyện Ân Thi. [...]
Tôi yêu nó không những vì nó mọc ở quê hương mà tôi còn bảo nó chính là quê hương. Năm tôi học lớp đồng ấu, cây ngô đồng ở ngay chân che sân ngói trường tiểu học của tôi. Trống trường rồi, tôi nhắm ngọn cây cao kia mà chạy cho nhanh Chiều về gặp mưa qua cánh đồng vắng, tôi ngoái nhìn ngọn cây cao kia để hết sợ. Giờ ra chơi, thay vì dành bi đánh đáo, tôi với bạn cùng lớp nhiều người thích ra ngắm cây, đố nhau ước lượng chiều cao của cây. Bây giờ đã lớn nhớ lại chắc có người ngượng vi thuở ấy đã bảo cây cao tới 100m! Đố nhau đoán tuổi của cây, chúng tôi càng mơ hồ, càng không ai chịu ai.
Thuở lên sáu lên bảy ấy, chúng tôi đều bảo ít ra cây cũng phải bảy mươi. Tôi thoát li quê hương đi công tác. Nay trở về sau mấy cuộc trường kì, tôi thấy cây vẫn cao lớn như năm chúng tôi lên bảy. Theo cách nhẩm tính bụng bảo dạ, lên bảy cây dã ít ra bảy mươi, vậy nay, mình bảy mươi, có phải bậc cổ thụ ấy tuổi đã được trăm vài chục rồi không? Quả thực tôi cũng đã được nghe có người nói nó được trồng từ năm 1907, cái năm huyện lị được chuyển từ Chợ Thi về đây, người trồng chính là ông quan huyện. Không biết có thật hay không, tôi cứ muốn tin là “cụ” đã có già thế kỉ tuổi thọ. Bà nội của tôi xưa còn phải gọi là cổ thụ kia mà! Ngày tôi còn nhỏ ấy, năm nào tôi cũng được theo bà đi lễ đền ủng, thờ đức Phạm Ngũ Lão. Lượt đi cùng như lượt về, bà cháu tôi đều lấy “cụ” Ngô Đồng ấy làm mốc giới, xem mình đã đi, đã về được đến nơi chưa?
Cái cây quê hương chúng tôi cùng không ngờ thế mà đã đeo đuổi tôi suốt cả đời người. Nó đã thực sự thành quê hương trong tôi, tạo nên niềm vui, nỗi nhớ trong tôi qua các năm tháng, trên các nẻo đường tôi đã đi.
Kháng chiến toàn quốc, tôi xa quê, cũng là xa cây ngô đồng biểu tượng cho quê. Đi đâu đâu, trong nỗi nhớ quê có nỗi nhớ cây ngô đồng. Chiến tranh phải ở rừng, ngày đêm sống với cây, nhưng có cây nào là cây ngô đồng! Trên đường kháng chiến, một lần qua Sơn Tây, tôi gặp một cây ngô đồng, nhưng là cây ngô đồng cảnh! Góc nó sát đất, phình to một vốc tay tỏ ra sức lực vững chãi, lá to cuống dài, nhưng hoa li ti những đốm đỏ. Gặp nó được trồng trong chậu đến là vui, nhưng lại là một đối nghịch với cây ngô đồng quê hương của tôi như trời với biển.
Một lần qua đất Phú Thọ, người ta đọc cho nghe một bài thơ Tản Đà có từ cây ngô đồng, chỉ cho tôi được thấy một cái cây. Có phần giống là từ thân đến cành đều có nước da màu xanh lá cây. Nhưng lại hoàn toàn khác là các cành mập mạp lạ thường và đều mọc hình thước thợ với tấm thân tròn vạm vỡ và mọc thẳng. Người ta bảo tôi đó là cây ngô đồng, nhưng tôi không hình dung được đó là cây ngô đồng quê hương, cho dù hình dáng nó cũng đẹp lắm. Càng đẹp hơn khi tôi hình dung nó trong câu hát Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đỗ cành cao. Quả thế thật, tưởng tượng con chim phượng hoàng với các dáng yêu kiều và cái đuôi dài sặc sỡ kia đứng đậu trên một cành ngang mập mạp da xanh này thì thật là đẹp biết mấy! Nhưng cũng chỉ thế thôi, lại càng làm tôi nhớ cây quê hương.
Chiến tranh tan hoang ở miền Bắc. Tôi qua thị xã Thanh Hóa, gặp được cây ngô đồng đứng sừng sững xanh cây tốt lá giữa phố phường. Tôi nhận ra ngay tấm thân của nó đầy gai nhọn li ti, da phủ màu xanh như cây ngô đồng quê tôi. Người già xứ Thanh nhận ra sự chăm chú của tôi, đoán biết điều tôi chưa hiểu, đó là sức sống của nó nó sống rất khoẻ và lớn rất nhanh, người già trồng nó để hi vọng còn được hưởng bóng cây trước lúc qua đời. Cho bom Mĩ đốn cành phạt lá, nó vẫn đủ sức mọc nhanh bù lại hơn cả sức phá của bom đấy! Xem ai được ai thua?
Một chiều Ân Thi. Buổi chiều trong trẻo nhưng lại thương cảm đến thế đối với tôi. Tâm sự đầy vơi không biết nói thế nào! Lòng dạ không biết buồn vui thế nào mà nói.
Cùng đi với tôi có nhà báo trẻ Phạm Thành cầm theo cái máy ảnh. Nhưng, đồng chí Bí thư Huyện uỷ vẫn dành thì giờ tiếp tôi, mà lại là tiếp không phải trong phòng khách long trọng của huyện. Chúng tôi suốt buổi ở bên gốc cây ngô đồng.
Chúng tôi không có đủ người dể dang tay ôm cây xem nó có lớn lên chừng nào? Thực tình có ôm cũng không thể xác định nổi. Bằng cảm giác, tôi lại vẫn thấy nó cao lớn đẫy đà như sau bảy chục năm về trước, mùa này không lá, cành lớn cành bé của nó xòe rộng ca một mảng trời trên đầu. Tấm thân đầy gai li ti vẫn xanh một màu xanh huyền ảo.
Hoa mùa này đã rụng. Quả không xòe sợi bông. Chỉ có chim ríu rít thay lời cây. Cây quê hương nói bằng sự im lặng. Sự im lặng đồng tình lúc ta nổ súng cướp chính quyền. Sự im lặng mỉm cười chứng kiến đàn con du kích tập kết nơi đây đã đi diệt tể phá bốt. Sự im lặng thách thức bom đạn Mĩ. Tôi còn hình dung sự im lặng kia hàm súc một cách kín đáo nỗi nhớ nhùng người con quê hương tỏa đi cứu nước ở khắp mọi miền.
Thuở lên sáu lên bảy ấy, chúng tôi đều bảo ít ra cây cũng phải bảy mươi. Tôi thoát li quê hương đi công tác. Nay trở về sau mấy cuộc trường kì, tôi thấy cây vẫn cao lớn như năm chúng tôi lên bảy. Theo cách nhẩm tính bụng bảo dạ, lên bảy cây dã ít ra bảy mươi, vậy nay, mình bảy mươi, có phải bậc cổ thụ ấy tuổi đã được trăm vài chục rồi không? Quả thực tôi cũng đã được nghe có người nói nó được trồng từ năm 1907, cái năm huyện lị được chuyển từ Chợ Thi về đây, người trồng chính là ông quan huyện. Không biết có thật hay không, tôi cứ muốn tin là “cụ” đã có già thế kỉ tuổi thọ. Bà nội của tôi xưa còn phải gọi là cổ thụ kia mà! Ngày tôi còn nhỏ ấy, năm nào tôi cũng được theo bà đi lễ đền ủng, thờ đức Phạm Ngũ Lão. Lượt đi cùng như lượt về, bà cháu tôi đều lấy “cụ” Ngô Đồng ấy làm mốc giới, xem mình đã đi, đã về được đến nơi chưa?
Cái cây quê hương chúng tôi cùng không ngờ thế mà đã đeo đuổi tôi suốt cả đời người. Nó đã thực sự thành quê hương trong tôi, tạo nên niềm vui, nỗi nhớ trong tôi qua các năm tháng, trên các nẻo đường tôi đã đi.
Kháng chiến toàn quốc, tôi xa quê, cũng là xa cây ngô đồng biểu tượng cho quê. Đi đâu đâu, trong nỗi nhớ quê có nỗi nhớ cây ngô đồng. Chiến tranh phải ở rừng, ngày đêm sống với cây, nhưng có cây nào là cây ngô đồng! Trên đường kháng chiến, một lần qua Sơn Tây, tôi gặp một cây ngô đồng, nhưng là cây ngô đồng cảnh! Góc nó sát đất, phình to một vốc tay tỏ ra sức lực vững chãi, lá to cuống dài, nhưng hoa li ti những đốm đỏ. Gặp nó được trồng trong chậu đến là vui, nhưng lại là một đối nghịch với cây ngô đồng quê hương của tôi như trời với biển.
Một lần qua đất Phú Thọ, người ta đọc cho nghe một bài thơ Tản Đà có từ cây ngô đồng, chỉ cho tôi được thấy một cái cây. Có phần giống là từ thân đến cành đều có nước da màu xanh lá cây. Nhưng lại hoàn toàn khác là các cành mập mạp lạ thường và đều mọc hình thước thợ với tấm thân tròn vạm vỡ và mọc thẳng. Người ta bảo tôi đó là cây ngô đồng, nhưng tôi không hình dung được đó là cây ngô đồng quê hương, cho dù hình dáng nó cũng đẹp lắm. Càng đẹp hơn khi tôi hình dung nó trong câu hát Cây ngô cành bích, con chim phượng hoàng nó đỗ cành cao. Quả thế thật, tưởng tượng con chim phượng hoàng với các dáng yêu kiều và cái đuôi dài sặc sỡ kia đứng đậu trên một cành ngang mập mạp da xanh này thì thật là đẹp biết mấy! Nhưng cũng chỉ thế thôi, lại càng làm tôi nhớ cây quê hương.
Chiến tranh tan hoang ở miền Bắc. Tôi qua thị xã Thanh Hóa, gặp được cây ngô đồng đứng sừng sững xanh cây tốt lá giữa phố phường. Tôi nhận ra ngay tấm thân của nó đầy gai nhọn li ti, da phủ màu xanh như cây ngô đồng quê tôi. Người già xứ Thanh nhận ra sự chăm chú của tôi, đoán biết điều tôi chưa hiểu, đó là sức sống của nó nó sống rất khoẻ và lớn rất nhanh, người già trồng nó để hi vọng còn được hưởng bóng cây trước lúc qua đời. Cho bom Mĩ đốn cành phạt lá, nó vẫn đủ sức mọc nhanh bù lại hơn cả sức phá của bom đấy! Xem ai được ai thua?
Một chiều Ân Thi. Buổi chiều trong trẻo nhưng lại thương cảm đến thế đối với tôi. Tâm sự đầy vơi không biết nói thế nào! Lòng dạ không biết buồn vui thế nào mà nói.
Cùng đi với tôi có nhà báo trẻ Phạm Thành cầm theo cái máy ảnh. Nhưng, đồng chí Bí thư Huyện uỷ vẫn dành thì giờ tiếp tôi, mà lại là tiếp không phải trong phòng khách long trọng của huyện. Chúng tôi suốt buổi ở bên gốc cây ngô đồng.
Chúng tôi không có đủ người dể dang tay ôm cây xem nó có lớn lên chừng nào? Thực tình có ôm cũng không thể xác định nổi. Bằng cảm giác, tôi lại vẫn thấy nó cao lớn đẫy đà như sau bảy chục năm về trước, mùa này không lá, cành lớn cành bé của nó xòe rộng ca một mảng trời trên đầu. Tấm thân đầy gai li ti vẫn xanh một màu xanh huyền ảo.
Hoa mùa này đã rụng. Quả không xòe sợi bông. Chỉ có chim ríu rít thay lời cây. Cây quê hương nói bằng sự im lặng. Sự im lặng đồng tình lúc ta nổ súng cướp chính quyền. Sự im lặng mỉm cười chứng kiến đàn con du kích tập kết nơi đây đã đi diệt tể phá bốt. Sự im lặng thách thức bom đạn Mĩ. Tôi còn hình dung sự im lặng kia hàm súc một cách kín đáo nỗi nhớ nhùng người con quê hương tỏa đi cứu nước ở khắp mọi miền.