Rau mùi tây là gì ?
Mùi tây là loại rau ăn có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, phòng ngừa ung thư, trị rối loạn dạ dày, tăng miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, thiếu máu, giúp xương chắc khỏe, giữ trái tim khỏe mạnh,… thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt, vừa rẻ, dễ mua và dễ chế ...
Mùi tây là loại rau ăn có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, phòng ngừa ung thư, trị rối loạn dạ dày, tăng miễn dịch, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, thiếu máu, giúp xương chắc khỏe, giữ trái tim khỏe mạnh,… thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt, vừa rẻ, dễ mua và dễ chế biến nên được nhiều người ưu chuộng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm và các tác dụng của rau mùi tàu, cũng như cách sử dụng sao cho hợp lý. Mời bạn đọc theo dõi tiếp bên dưới.
Nội dung bài viết gồm:
Còn được gọi là rau persil hay pecsin với trên khoa học Peiroselinum sativum Hoff, thuộc họ là Hoa tán Umbelliferae. Mùi tây một loại cỏ sống 2 năm, chiều cao từ 0,2 đến 0,8m, rễ để lâu phát triển thành củ có hình trụ, hình nón ở đầu. Có rễ dọc trên thân.
Lá bóng, cuống lá dài thông thường hình ba cạnh, 2 tới 3 lần xẻ thành thùy với 3 thùy nhỏ, mép lá có răng cưa. Quả hình cầu nhỏ. Nếu vò lá và thân thỉ tỏa ra mùi thơm dễ chịu.
Về phân bố, thu hái và chế biến
Chưa rõ nguồn gốc rau mùi từ đâu ra, chỉ biết nó được di thực về Việt Nam từ lâu rồi. Mọc phổ biến tại các vùng miền Bắc nước ta, được sử dụng phổ biến làm rau ăn. Người ta sử dụng cả lá, quả và rễ làm thuốc. Trong đó lá dùng tươi, còn quả và rễ dùng khô.
Về thành phần hóa học
Trong quả mùi tây có 20% chất béo với thành phân chủ yếu là axit béo không no petroselinic và một số chất khác gồm một heterozit flavonic (apiin hay apiozit), 2,5 tới 6% tinh dầu.
Vào năm 1964, Stahl đã tiến hành nghiên cứu và phân ra thành 3 nòi hóa học chính của loài mùi tây là:
Ngoài các thành phần chủ yêu bên trên, chiếm tới 80% tinh dầu và đều là dẫn xuất của phenylpropan tinh dầu mùi tây còn chứa các cacbua tecpenic khác.
Lá mùi tây chứa khoảng 0,08% tinh dầu, vitamin C, caro-tin, apigenin và luteolin. Rễ chứa nhiều apigenin.
Về công dụng và liều dùng
Là vị thuốc điều kinh và lợi tiểu. Nhiều người cho rằng quả mùi tây chứa hoạt chất chính là apiozit. Apiozit có khả năng lợi tiểu mạnh. Vào năm 1953, Gueguen và Paris đã chứng minh rằng apiozit không có độc tính như nhiều người vẫn nói. Apilol có khả năng kích thích cơ trơn, nhất là đối với cơ trơn tử cung, vì vậy, ở liều nhỏ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài công dụng làm rau ăn, mùi tây còn là nguồn cung cấp vitamin A phổ biến. Có thể giã nát để đắp lên các vết viêm tấy. Sử dụng làm thuốc sắc ngày từ 4-6g.
Tác dụng của rau mùi tây
1. Kháng viêm
Trong rau mùi tây chứa nhiều vitamin C, flavonoid và luteolin đều là những chất chống viêm hiệu quả. Nhờ cơ chế phòng ngừa thoái hóa xương, từ đó hạn chế được các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp mãn tính, viêm xương khớp.
2. Phòng ngừa ung thư
Myristicin là hợp chất hữu cơ có nhiều trong rau mùi tây có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các khối u trong phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng. Đặc biệt vời những người dùng thuốc lá, myristicin làm cân bằng các chất gây ung thư. Ngoài ra vitamin C giúp phá hoại các gốc tự do, là nguyên nhân chính gây ra ung thư.
3. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Ai cũng biết vitamin C và A có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của chúng ta. Trong đó vitamin A hỗ trợ đường tiết niệu, đường ruột, niêm mạc mắt, đường hô hấp, giúp tăng sức đề kháng của tế bào hồng cầu, chống nhiễm trùng. Còn vitamin C góp phần phát triển collagen và các chất khác cần thiết. Đây là 2 loại vitamin có nhiều trong rau mùi tây.
4. Trị rối loạn dạ dày
Mùi tây có thể làm tăng cảm giác ngon miệng, nhiều người sử dụng để điều trị chứng rối loạn dạ dày. Vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt, giúp lợi tiểu và lại bỏ nước dư thừa ra ngoài cơ thể.
5. Làm lành vết thương
Giống như rau húng thơm, đinh lăng, rau mùi tây có khả năng chống vi khuẩn rất tốt. Với những người bị vết thương, bầm tím, vết cắt,.. hãy dán một mẫu rau lên sẽ giúp làm dịu và giảm cảm giác khó chịu.
6. Phòng ngừa chứng thiếu máu
Trong rau mùi tây có chứa nhiều chất sắt vì vậy cần có trong bữa ăn hàng tuần.
7. Làm lành nhiễm trùng tai
Một số tài liệu cho răng mùi tây rất hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng tai, được xem như là vị thuốc điều trị cho người bị câm điếc.
8. Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng
Trong rau mùi chứa vitamin A và chất chống oxy hóa nên có khả năng phòng ngừa hiện tượng dần dân mất tầm nhiền do lão hó và ngăn chặn các tia cực tím.
9. Giúp xương chắc khỏe
Trong mùi tây có chứa vitamin K với lượng vừa đủ để giúp xương khỏe mạnh hơn, ngăn chặn các cơn đau do viêm khớp.
10. Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Nhờ các thành phần tốt giúp thanh lọc máu, giảm cholesterol trong máu, từ đó giúp máu dễ dàng lưu thông, mà lại ngăn ngừa các bệnh tim mạch, từ đó giúp trái tim khỏe mạnh hơn.
11. Giúp giảm cân
Lấy 5 thìa rau mùi tây băm nhỏ, 1 lít nước và mật ong. Đầu tiên đun sôi nước rồi tắt bếp, cho mùi tây vào ngâm 30 phút, đổ ra cốc nhỏ, cho thêm chút mật ong cho dễ uống. Chú ý ngày không dùng quá 1000ml.
12. Hỗ trợ tiêu hóa
Do chứa nhiều linalool và borneol mà mùi tây có tác dụng hỗ trợ hệ hóa rất tốt, giúp trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, ăn không tiêu, viêm ruột kết, kiết lỵ,… Ngoài ra còn các chất như cineole, limonene, beta phelandrene, alpha pinene đều là những chất có khả năng chống vi khuẩn mạnh, chữa bệnh tiêu chạy gây ra bởi nấm và vi khuẩn.
13. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nhờ khả năng kích thích cơ thể tiết insulin mà rau mùi tây có khả năng phòng chống bệnh tiểu đường, kiểm soát đường trong máu và làm giảm lượng đường hiệu quả.
14. Trị bệnh đậu mùa
Nhờ thành phần sắt và vitamin C mà mùi tây có khả năng chống nhiễm trùng, vi khuẩn, giải độc cơ thể hiệu quả, còn tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và chữa bệnh đậu mùa, đối với người mắc bệnh đậu mùa thì giúp nhanh hồi phục sức khỏe và dịu cơn đau.
Trên đây là 14 tác dụng tuyệt vời của rau mùi tây mà bạn đọc cần tham khảo. Bổ sung rau này trong các bữa ăn hàng tuần là cách hiệu quả để ngăn ngừa và làm giảm bệnh tật. Tuy nhiên khi sử dụng làm thuốc, cần hết sức lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Xin cảm ơn!