Cây mần tưới và công dụng của cây mần tưới
Cây mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả. ...
Cây mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Trạch lan, lan thảo, co phất phứ (Thái)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Toàn thân. Thu hái vào mùa hạ trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Sát trùng, lợi tiểu, lợi tiêu hoá, điều kinh. Chữa sốt, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng, tích huyết sau đẻ, phù thũng, choáng váng, mụn nhọt, lở ngứa, chấn thương. Ngày 10-20g cây khô dạng thuốc sắc. Còn dùng cây tươi để diệt chấy, rận, rệp, bọ mạt, mọt.
4. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Cây mần tưới có tên khoa học là EUPATORIUM STAECHADOSMUM Hance thuộc họ ASTERACEAE
5. MÔ TẢ CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Cây cỏ, có thể cao tới 1m; cành non màu tím, có rãnh dọc. Lá mọc đối, phiến lá hẹp, nhọn đầu, mép có răng cưa, vò nát có mùi thơm hắc. Hoa hình đầu, màu tím nhạt, mọc thành ngù kép ở đầu hay kẽ lá. Quả bế nhỏ, màu đen. Tránh nhầm với cây bả dột (Eupatorium triplinerve Vahl.) có lá mép nguyên và 3 gân rõ.
6. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Tháng 9-10.
7. PHÂN BỐ CỦA CÂY MẦN TƯỚI
Cây được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc.
Trên đây là một số thông tin vềcây đỗ trọng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đỗ trọng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)