04/06/2018, 11:04

Cà độc dược và công dụng của cà độc dược

Cây cà độc dược (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu làscopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin… với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn ...

Cây cà độc dược (ở lá và hột có hàm lượng cao nhất) có chứa nhiều ancaloit (hàm lượng toàn phần từ 0,2-0,5%), chủ yếu làscopolamin, còn có hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin… với số lượng không đáng kể. Tác dụng dược lý chủ yếu là do các ancaloit: làm giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và bao tử nếu những cơ quan này co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi.

nhung-loai-ca-doc-pho-bien-o-viet-nam

1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

cà diên, cà lục lược (Tày), sùa tùa (H’mông), mạn đà la, hìa kía piếu (Dao)

2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Lá và hoa. Lá bánh tẻ thu hái lúc cây sắp và đang ra hoa, phơi nắng hay sấy nhẹ. Hoa thu hái vào mùa thu, phơi nắng hay sấy nhẹ.

3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Alcaloid toàn phần có: Trong lá: 0,01-0,5%, trong hoa: 0,25-0,60%, trong rễ: 0,10-0,20%, trong quả: 0,12%. Alcaloid: Scopolamin, hyoscyamin và atropin, norhyoscyamin, vitamin C.

4. CÔNG DỤNG CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Chữa ho, hen, thấp khớp, sưng chân, chống co thắt giảm đau trong loét dạ dày, ruột, chữa trĩ, say sóng, say máy bay. Đắp mụn nhọt đỡ đau nhức. Lá, hoa khô tán bột uống, hoặc thái nhỏ hút. Bột lá khô, liều tối đa: 0,2g/lần; 0,6g/24 giờ. Còn dùng dạng cao, cồn.

5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Cà độc dược có tên khoa học là DATURA METEL L thuộc họ SOLANACEA

6. MÔ TẢ CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

D1

Cây nhỏ, cao 1-1,5m; cành non có nhiều lông min và sẹo lá. Lá mọc so le, phiến lệch, mép lượn sóng, cả hai mặt đều có lông. Hoa to, hình loa kèn, màu trắng, mọc riêng ở kẽ lá. Quả hình cầu, có gai, khi chín nứt theo 3-4 đường; nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu nâu đen.

7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Tháng 6-12.

8. PHÂN BỐ CỦA CÀ ĐỘC DƯỢC

Cây mọc hoang ở ven đường, bãi hoang. Còn được trồng làm cảnh.

Trên đây là một số thông tin vềcà độc dược , thành phần hóa học cũng như tác dụng của cà độc dược được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.

(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)

0