Cây thảo quả và công dụng của cây thảo quả
Thảo quả (danh pháp hai phần: Amomum tsao-ko hay Amomum tsaoko ) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng(Zingiberaceae). Loài này được Crevost & Lemarié miêu tả khoa học đầu tiên năm 1917. Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu ...
Thảo quả (danh pháp hai phần: Amomum tsao-ko hay Amomum tsaoko) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng(Zingiberaceae). Loài này được Crevost & Lemarié miêu tả khoa học đầu tiên năm 1917. Thảo quả dùng làm thuốc trong Trung y và ẩm thực Trung Hoa cũng như ẩm thực Việt Nam, được ghi đầu tiên trong sách Ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây thảo quả. Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc Việt Nam như Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Tây Bắc Việt Nam. Ở Trung Quốc, thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CÂY THẢO QUẢ
Thảo quả còn tên gọi khác là đò ho, mác háu (Thái), thảo đậu khấu.
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CÂY THẢO QUẢ
Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ ngoài, lấy hạt.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY THẢO QUẢ
Tinh dầu với tỉ lệ 1 – 1,5%.
4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY THẢO QUẢ
Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3 – 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau răng, viêm lợi, làm thơm trong nhân bánh.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CÂY THẢO QUẢ
Tên khoa học của cây thảo quả là AMOMUM AROMATICUM Roxb thuộc họ ZINGIBERACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CÂY THẢO QUẢ
Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 – 3m. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm đặc biệt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CÂY THẢO QUẢ
Hoa: Tháng 5 – 7; Quả: Tháng 8 – 12.
8. PHÂN BỐCỦA CÂY THẢO QUẢ
Cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn.
Trên đây là một số thông tin về cây thảo quả, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây thảo quả được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)